Thuốc tả hạ là những vị thuốc gây đi lỏng (phúc tả) hoặc nhuận tràng làm tăng cường bài tiết phân.
Tác dụng
Thông đại tiêu tiện để bài trừ tích trệ
Thanh nhiệt tả hỏa: làm cho tà khí gây thực nhiệt tích trệ thông qua tả hạ để bài trừ ra ngoài.
Trục thủy để giảm phù thung; làm cho thủy thấp bị ứ trệ theo đường đại tiện bài xuất ra ngoài để đạt đến mục đích tiêu trừ đinh ẩm, làm giảm phù thũng.
Chỉ định điều trị
Đại tiện táo bón, vị trường tích trệ.
Thực nhiệt nội kết, thủy thung ứ trệ (lý thực chứng).
Phân loại
Căn cứ vào đặc điểm tác dụng của thuốc cừng với sự khác nhau trong phạm vi sử dụng mà có thể phân thanh:
Thuốc công hạ.
Thuốc nhuận hạ.
Thuốc trục thủy.
Trong các nhóm thuốc trên thì nhóm thuốc công hạ và trục thủy có tác dụng manh liệt, nhôm thuốc nhuận hạ có tác dụng hòa hoãn.
Chú ý
Trường hợp lý thực kiêm biểu tà: đầu tiên nên giải biểu sau là công lý; nếu cần có thể dùng với thuốc giải biểu, biểu lý song giải để tranh cho biểu tà bị giữ lại ở bên trong (nội hãm).
Trường hợp lý thực chính hư: nên dùng cùng với thuốc bổ ích, công bổ kiêm thì làm cho công tà mà không tổn thương đến chính khí.
Thuốc công hạ và trục thủy có tác dụng mạnh, có độc tính, dễ làm tổn thương chinh khí và tỳ vị, nên trường hợp già yếu, tỳ vị hư nhược khi dùng phải hết sức cẩn trọng. Cấm dùng khi phụ nữ có thai, trong kỳ kinh nguyệt.
Thuốc công tả hạ có tác dụng tương đối mạnh, đạt được hiệu quả thì phải ngừng uống thuốc, để tránh không làm tổn thương vị khí.
Khi dùng thuốc tả hạ có tác dụng mãnh liệt, có độc, nhất định phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc bào chế, để tránh phát sinh hiện tượng trúng độc, đảm bảo an toàn khi dùng thuốc.