Thuốc giải biểu là những vị thuốc có tính nóng, vị cay và phát tán; có tác dụng gây ra mồ hôi, làm cho nguyên nhân gây bệnh (biểu tà) theo đường mồ hôi bài xuất ra ngoài để điều trị chứng bệnh ở biểu (còn gọi là thuốc phát biểu).
Tác dụng:
Các vị thuốc trong nhóm có vị cay, tán, nhẹ bốc lên, chủ yếu nhập vào kinh phế, kinh bàng quang; có tác dụng phát hãn (ra mồ hôi) làm cho biểu tà theo đường mồ hôi bài xuất ra ngoài, mục đích để điều trị biểu chứng và đề phòng sự chuyển biến của tật bệnh.
Ngoài ra, một số vị thuốc trong nhóm còn có tác dụng lợi tiểu, giảm ho (chỉ khái), giảm khó thở (bình suyễn), giảm đau (chỉ thống) và làm mọc nhanh các nốt ban chẩn.
Phân loại
Nhóm phát tán phong hàn.
Nhóm phát tán phong nhiệt.
Chỉ định chung
Ngoại cảm biểu chứng, sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, đau mình mẩy, không ra mồ hôi hoặc mồ hôi ra ít, mạch phủ.
Chứng phủ thông: phù toàn thân, tiểu tiện số lượng ít.
Chứng khái suyễn: ho, khạc đờm, khó thở.
Chứng ma chẩn, phong chẩn: ban dị ứng.
Chứng phong thấp tý: sưng nề, đau nhức các khớp.
Chú ý
Không nên dùng liều lượng quá lớn làm mồ hôi ra nhiều để tránh hao tổn dương khí và tân dịch, dễ gây “vong dương” và “thương ám”. Mồ hôi là tân dịch, huyết hãn đồng nguyên; vì vậy phải thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị ra mồ hôi nhiều về ban ngày (biểu hư tự hãn) và các trường hợp ra mồ hôi trộm về ban đêm (làm hư đạo hãn), mụn nhọt lâu ngày, bệnh nhân mất máu…
Không nên sắc thuốc thời gian lâu để tránh bay hơi các tinh dầu có tác dụng điều trị.