Facebook 08h00 - 20h00 hằng ngày
Zalo 08h00 - 20h00 hằng ngày
Gọi ngay
0904 890 895 08h00 - 20h00 hằng ngày
Home

PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU TRỊ BỆNH BAO GÂN SƯNG

Phương pháp châm cứu trị bệnh bao gân sưng

Viêm bao gân (tenosynovitis), là viêm màng bao xung quanh gân (phần dây nối giữa cơ với xương).

Là một bệnh thông thường kích thích và gây viêm các đường gân ở xung quanh khớp xương cổ tay. Có nhiều đường gân bao quanh khớp xương cổ tay. Bệnh viêm gân cổ tay là hai đường gân hoặc hơn. Nhiều trường hợp viêm gân cổ tay xẩy ra tại những chỗ mà các đường gân gặp nhau hay chạy qua chỗ lồi của xương.

Các đường gân cổ tay luồn qua những bao trơn nhẵn khi chúng đi gần khớp xương cổ tay. Các bao gân này giúp các đường gân trượt nhẹ nhàng và dễ dàng. Khi bị bệnh viêm gân cổ tay, bao gân dầy lên và làm các đường gân trượt khó khăn hơn. Tình trạng viêm sưng cũng làm chuyển động các đường gân trở thành đau đớn và khó khăn.

Trên lâm sàng thường gặp nhất là viêm bao gân vùng mỏm trâm xương quay (Hội chứng De Quervain): vùng mỏm trâm xương quay có một bao hoạt dịch bọc chung hai gân của cơ dài giạng và ngắn duỗi ngón tay cái. Khi bao này bị viêm sẽ gây nên đau và hạn chế vận động ngón cái.

Đông y xếp vào loại Cân lựu, Cân kết.

Nguyên nhân

Thường do công việc phải hoạt động nhiều ở cổ tay: đánh máy, gõ bàn phím vi tính, giặt quần áo bằng tay…

Bệnh hay gặp nhất ở phụ nữ phải làm việc bằng tay nhiều như giặt, xách nước, dệt đan…, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Theo Đông y, do gân cơ vùng cổ tay bị tổn thương, khí trệ huyết ứ gây nên đau.

Triệu chứng

Triệu chứng thông thường của viêm bao gân là:

Khó cử động khớp.

Sưng khớp ở vùng tổn thương.

Đau, nhạy cảm xung quanh vùng khớp đau.

Đau khi cử động khớp.

Sưng đỏ dọc theo dây chằng.

Sốt, sưng và đỏ có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, đặc biệt nếu có dấu hiệu châm cứu hoặc cắt, lể ở vùng khớp.

Sưng và đau bờ ngoài và mỏm trâm xương quay, đau tăng lên khi phải sử dụng ngón tay cái và đau liên tục nhất là về đêm. Có thể thấy vùng này hơi sưng và nề, ấn vào đau, khi làm một số động tác thì đau tăng.

Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:

Khí trệ: Vùng tổn thương sưng, khó cử động, lúc thì sưng to, lúc nhỏ lại, có cảm giác đau hoặc căng tức, lưỡi đỏ, mạch huyền.

Điều trị: Điều lý khí cơ, lưu thông cân mạch, hóa ứ tán kết.

Chọn A thị huyệt ở vùng bệnh.

Ứ kết: đa số có bệnh trước rồi tái phát, vùng tổn thương có khối u nhỏ mạch cứng nhưng xương mềm, một số bị khó khăn khi hoạt động, lưỡi đỏ tối, mạch Hoạt huyệt.

Điều trị: Sơ thông cân mạch, háo ứ tán kết.

Chọn A thị huyệt vùng bệnh.

Dùng kim hào châm loại 22, châm thẳng vào bảo nang cho đến đáy, 4 chung quanh 4 kim. Cách ngày châm 1 lần, lưu kim 15 phút. Châm xong, dùng băng keo băng chỗ châm lại. 5 lần là 1 liệu trình, nghỉ 1 tuần lại tiếp tục châm.

Cứu pháp

Dùng điếu ngải hơ cứu trên các A thị huyệt vùng tổn thương. Mỗi lần cứu 20… 30 phút. Mỗi ngày cứu 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *