Phác đồ điều trị suy tĩnh mạch mạn tĩnh chi dưới
Chẩn đoán
Y học hiện đại:
Lâm sàng:
Triệu chứng cơ năng:
+ Tức, nặng cẳng chân, thường xuất hiện vào cuối ngày làm việc, trước kỳ kinh nguyệt, khi thời tiết nóng bức, hoặc sau khi phải đứng bất động kéo dài.
+ Đau dọc theo đường đi của tĩnh mạch, thường gặp tĩnh mạch hiển lớn.
+ Chuột rút.
+ Phù chi dưới, thường thấy ở mắc cá trong.
Triệu chứng thực thể:
+ Tĩnh mạch (TM) dãn: mao mạch mạng lưới, TM hiền.
+ Nghe trên các tĩnh mạch giãn, phát hiện rò động- tĩnh mạch (rung miêu, tính thổi)
+ Ngoài da: Da màu nâu đỏ thường ở quanh mắt cá, hoặc bị chàm hóa tĩnh mạch. Loét chân ở giai đoạn trễ chân có loét đã lành hoặc loét đang tiến triển. Nghiệm pháp Schwartz, Nghiệm pháp Trendelenburg.
+ Nghiệm pháp Garo từng nấc, Nghiệm pháp Pratt.
+ Nghiệm pháp đánh giá chức năng van tĩnh mạch sâu: Nghiệm pháp Perthes.
Phân loại của CEAP năm 1994:
C0: Không có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch có thể quan sát hoặc sờ thấy.
C1: Giãn mao tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng dưới đường kính <3mm.
C2: Giãn tĩnh mạch, chưa có biến đổi trên da.
C4: Biến đổi trên da do bệnh lý tĩnh mạch (Rối loạn sắc tố vàng hoặc chàm tĩnh mạch. Xơ mỡ da vàng hoặc teo trắng kiểu Millian.
C5: Loét đã liền sẹo.
C6: Loét đang tiến triển.
Cận lâm sàng:
Siêu âm Doppler màu hệ tĩnh mạch chi dưới: Cho thấy hình ảnh những đoạn TM bị giãn các van TM bị suy mất chức năng (dấu hiệu dòng trào ngược) và thấy được có cục máu đông hình thành trong lòng TM hay không.
Y học cổ truyền:
Mô tả trọng phạm vi chứng “Cận lưu” hoặc “Liêm thương”.
Thể bệnh | Triệu chứng |
Khí trệ huyết ứ | Tĩnh mạch nông nổi cao lên trên mặt da rõ rệt, ngoằn ngoèo hoặc cong queo, cảm giác đau hoặc đau kích thích, chất lưỡi tím tối, hoặc có điểm ban xuất hiện, mạch huyền hoặc sáp. |
Huyết táo cân loạn | Tĩnh mạch nông nổi cao lên trên mặt da, ngoằn ngoèo hoặc cong queo, chân co quắp đau đớn kèm thêm biểu hiện của âm hư can vượng. |
Hàn thấp ngưng trệ | Tĩnh mạch nông nổi cao trên mặt da, ngoằn ngoèo hoặc cong queo, phù 02 chi dưới, sợ lạnh, chi nặng nề, mạch nhu hoãn. |
ĐIỀU TRỊ:
Y học hiện đại:
Điều trị không dùng thuốc:
Người bệnh vận động như đi bộ, bơi lội, đạp xe tại chỗ nhằm cải thiện tuần hoàn, giảm tốc độ phát sinh những tĩnh mạch giãn mới.
Hạn chế thừa cân, tránh sử dụng thuốc tránh thai, tránh mặc quần áo chặt và đi giày cao gót, tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu.
Mỗi ngày trước khi đi ngủ treo 02 chân lên cao một khoảng thời gian nhất định khoảng 10 cm.
Tất áp lực chỉ định trong dự phòng tiến triển nặng lên của Suy TM mạn tính chi dưới. Chống chỉ định trong bệnh lý động mạch chi dưới tắc nghẽn. Sử dụng tất áp lực tương ứng với mức áp lực cần duy trì với tĩnh mạch chi dưới,
Điều trị nội khoa: C0, C1, C2, C3
Thuốc tăng cường trương lực tĩnh mạch:
Daflon 500mg: 01 viên x 02 lần/ngày sau ăn.
Hoặc Ginkofort: 01 viên x 02 lần/ngày sau ăn.
Thuốc giảm đau, kháng viêm:
Paracodein: 01 viên x 03 lần/ngày.
Hoặc Meloxicam 7,5mg: uống 01 viên/ngày sau ăn.
Theo dõi: Siêu âm Doppler màu hệ tĩnh mạch chi dưới sau 01 tháng điều trị.
Y học cổ truyền:
Điều trị dùng thuốc:
Thể Khí trệ huyết ứ | Thể Huyết táo cân loạn | Thể Hàn thấp ngưng trệ |
Hành khí hoạt huyết, chỉ thống | Thanh can tư âm, dưỡng huyết thư cân | Tán hàn trừ thấp trệ |
Sài hồ sơ can tán gia giảm: Sài hồ, Chỉ xác, Bạch thược, Xuyên khung, Hương phụ chế, Đan sâm Kê huyết đằng, Nhũ hương chế, Cam thảo | Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Lô hội, Mộc qua, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, Cam thảo | Chích hoàng kỳ, Quế chi Kê huyết đằng, Đảng sâm Trạch tả, Phòng kỷ, Bạch giới từ, Can khương, Mộc qua |
Đau nhiều gia: Nhẫn đông đằng, Địa long.
Tĩnh mạch cong queo biến dạng, cuộn vào nhau thành vúi rõ gia: Tam lăng, Nga truật. Chân lạnh, sợ lạnh, tê bì gia: Phụ tử chế, Quế chi. Chân mỏi, phù gia: Uy linh tiên, Địa long |
Ù tai huyễn vựn gia: Toan táo nhân, Viễn chí, Chi tê bì gia: Quế chi.
Hai mắt khô sáp gia: Cúc hoa, Huyền sâm. |
Hai chi dưới phù chướng nặng gia: Phục linh.
Phù thũng nặng gia: Phục linh bì, Hoài sơn. Ăn kém đau bụng tiết tả gia: Bạch truật, Sa nhân. |
Thành phẩm:
Cao lỏng Huyết phủ trục ứ thang: 1/3 chai x 03 lần/ngày sau ăn.
Châm cứu:
Châm cứu các huyệt: Hành gian, Huyết hải, Tam âm giao, Túc tam lý, Kỳ môn, Cách du, Can du.
Phác đồ điều trị suy tĩnh mạch mạn tĩnh chi dưới mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh
Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ
THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền
Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM
ĐT & Zalo: 0904 890 895
Email: thienminhyquan88@gmail.com
Webiste: www.thienminhyquan.com