Chẩn đoán:
Y học hiện đại:
Đau xương ít hay nhiều kéo dài.
Có hiện tượng gãy xương tự nhiên.
Phát hiện ngẫu nhiên khi chụp Xquang.
Giảm chiều cao.
Calci huyết, phosphor huyết và phosphatase kiềm bình thường.
Mất chất khoáng chủ yếu là ở cột sống và khung chậu.
Đo mật độ xương.
Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO, 1994) dựa kết quả đo mật xương (BMD) bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA), sử dụng chỉ số T-score, chủ yếu áp dụng cho phụ nữ sau mãn kinh và nam giới trên 50 tuổi.
Xương bình thường | T-score >-1 SD |
Khối lượng xương thấp (thiếu xương) | T-score từ -2,5 đến -1 |
Loãng xương | T-score ≤ -2,5 |
Loangx xương nặng | T-score ≤ -2,5, kèm theo gãy xương do xương yếu |
Y học cổ truyền: Thuộc phạm vi chứng hư lao lấy nguyên khí hao tổn làm đặc trưng.
ĐIỀU TRỊ:
Không dùng thuốc:
Chế độ dinh dưỡng:
Ăn uống: ăn đầy đủ chất, chú ý đảm bảo đủ vitamin D và calci.
Nhu cầu calci khoảng 1000mg/ngày đối với nam giới 50 – 70 tuổi và khoảng 1200mg/ngày cho nam > 70 tuổi và nữ > 50 tuổi.
Duy trì thường xuyên hoạt động thể lực và các bài tập làm tăng sức cơ. Tập luyện thể dục vận động khở đầu từ nhẹ đến mạnh dần, tốt nhất là đi bộ và bơi lội. Luyện thở giúp sự trao đổi khí tốt hơn, hỗ trợ cho sự tạo lập lại quân bình giữa tạo xương và huỷ xương.
Khuyến cáo người bệnh thay đổi lối sống: hạn chế rượu bia, ngưng hút thuốc.
Thực hành các biện pháp phòng tránh té ngã.
Châm cứu: châm bổ hoặc cứu bổ các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Thái khê, Mệnh môn, Tam âm giao, Thái xung, Túc tam lý. Bấm huyệt vùng giáp tích 02 bên cột sống và Tỳ du, Vị du.
Dùng thuốc:
Y học hiện đại:
Đối tượng cần được xem xét điều trị: Phụ nữ sau mãn kinh và nam giới ≥ 50 tuổi: khuyến cáo dùng thuốc điều trị loãng xương khi có một trong các tình trạng sau đây:
+ Gãy đốt sống hoặc cổ xương đùi (không bắt buộc phải đảm bảo tiêu chuẩn về giá trị của T-score).
+ T-score ≤ -2,5 (giá trị T-score đo ở cổ xương đùi và hoặc cột sống ≤ -2,5, sau khi loại trừ các nguyên nhân tứ phát).
Thuốc điều trị loãng xương:
+ Nhóm Bisphosphonate: đây là nhóm thuốc ức chế huỷ xương và là nhóm thuốc thường được lựa chọn đầu tiên trong điều trị loãng xương.
Chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, dưới 18 tuổi, suy thận với mức lọc cầu thận (GFR) < 35ml/phút.
Các thuốc thường dùng: điều trị loãng xương sau mãn kinh, loãng xương nam giới, loãng xưng do glucocorticoid. Bệnh nhân nên được điều trị thuốc bisphosphonate liên tục từ 3 – 5 năm.
Alendronate (đơn thuần hoặc kết hợp với vitamn D3):
+ Điều trị dự phòng: 35mg mỗi tuần.
+ Điều trị loãng xương: 70mg mỗi tuần.
+ cách sử dụng: uống lúc đói, vào buổi sáng với # 250ml nước lọc. Sau khi uống bệnh nhân không được nằm, không được ăn uống hay dùng bất kỳ thuốc gì trong ít nhất 30 phút.
+ Tác dụng phụ: kích ứng đường tiêu hoá như viêm thực quản, loét dạ dày, nuốt khó,…
Zoledronic acid:
+ Điều trị dự phòng: truyền tĩnh mạch 5mg, 2 năm, 1 lần.
+ Điều trị loãng xương: truyền tĩnh mạch 5mg, mỗi năm 1 lần.
+ Cách sử dụng: cần đảm bảo bệnh nhân không giảm calci máu trước khi truyền, có thể cho uống thuốc bổ sung 800UI vitamin D và 800 – 1200mg calci/ngày trong thời gian 1-2 tuần trước khi truyền. Nên uống nhiều nước (1-2 lít nước) ngay trước khi truyền. Truyền tĩnh mạch chậm, thời gian truyền ít nhất 15 phút.
+ Calcitonin: Thuốc chỉ định ngắn ngày (2-4 tuần) trong gãy đốt sống, gãy cổ xương đùi phải nằm bất động.
Liều dùng: 100-200UI/ngày, tiêm dưới da.
+ Liệu pháp Estrogen, hoormne thay thế:
Được chấp thuận dự phòng loãng xương và điều trị các triệu chứng liên quan đến mãn kinh.
Raloxifene: Liều dùng: 1 viên/ngày (viên 60mg).
+ Strontium ranelate: dùng thay thế khi có chống chỉ định dùng bisphosphonate.
Liều dùng: 1 gói/ngày (2g) pha với nước, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
+ PTH (1-34): thuốc kích thích tạo xương
+ Teriparatide:
Liều dùng 20µg/ngày, thời gian tối đa 02 năm, không dùng đồng thời với biíphosphanate.
+ Denossumab (thuốc ức chế RANKL):
Liều dùng: 60mg, tiêm dưới da mỗi 6 tháng.
Theo dõi điều trị: chỉ dung thuốc Tân dược trong giai cấp và bệnh nặng, lưu ý phải hiện kịp thời các phản ứng phụ của thuốc.
Thăm khám, đánh giá bệnh nhân sau 3 – 6 tháng điẻu trị, sau đó ít nhất mỗi năm 01 lần.
Đánh giá đáp ứng điều trị bằng đo mật độ xương (BMD).
+ Cần đo mật độ xương định kỳ trong quá trì điều trị loãng xương.
Y học cổ truyền:
Khí huyết hư:
Phép trị: điều bổ khí huyết.
Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm (Đảng sâm, Hoàng kỳ, Trần bì, Sài hồ, Thăng ma, Bạch truật, Đương quy, Chích thảo).
Thận âm hư:
Phép trị: bổ thận, ích tinh, tư âm, dưỡng huyết.
Bài thuốc: Lục địa vị hoàng hoàn gia vị
Thận khí hư:
Phép trị: bổ thận, trợ dương.
Bài thuốc: Hữu quy hoàn
Thành phẩm:
+ Viên Finebone (cung cấp chất collagen type 1): 2 – 3 viên x 3 lần/ngày
+ Hữu quy phương: 2 – 5 viên x 3 lần/ngày
+ Hoàn lục vị: 30 hoàn x 2 lần/ngày
+ Tễ bổ trung ích khí: 1 tễ x 2 lần/ngày.
PHÒNG BỆNH:
Phòng ngừa từ khi còn trẻ và kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện bệnh nhân sớm.
Chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ calci, vitamin D theo nhu cầu của từng lứa tuổi.
Duy trì hoạt động thể lực và các bài tập làm tăng sức cơ.
Thay đổi lối sống: hạn chế rượu bia, ngưng hút thuốc.
Thực hành các biện pháp phòng tránh té ngã.
Phác đồ điều trị loãng xương mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh
Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ
THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền
Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM
ĐT & Zalo: 0904 890 895
Email: thienminhyquan88@gmail.com
Webiste: www.thienminhyquan.com