Facebook 08h00 - 20h00 hằng ngày
Zalo 08h00 - 20h00 hằng ngày
Gọi ngay
0904 890 895 08h00 - 20h00 hằng ngày
Home

BÀI THUỐC ĐÔNG Y TRỊ BỆNH HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

Bài thuốc đông y trị bệnh hội chứng đường ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là rối loạn chức năng đại tràng là bệnh không có tổn thương thực thể ở thành đại tràng hoặc tổn thương thực thể đã khỏi rồi mà chỉ có rối loạn hoạt động của thần kinh thực vật ở thành đại tràng Bệnh biểu hiện với hai nhôm triệu chứng:

Rối loạn vận động hoặc rối loạn vận chuyển thức ăn.

Rối loạn hấp thụ và bài tiết dịch.

Bệnh có thể tiên phát hoặc thứ phát sau các bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh nội tiết hoặc do uống thuốc.

Yếu tố tâm thần kinh đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân bệnh sinh.

Nguyên nhân, cơ chế bệnh

Hai yếu tố quan trọng tác động lên chức phận đại tràng là trạng thái tâm thần kinh và phản ứng bất thường của ruột. Hai yếu tố này thường gặp ở người có mức sống cao, dễ xúc cảm kiểu thần kinh nghệ sỹ.

Buồn rầu thì đại trạng co bóp, vui sướng thì ngược lại.

Tức giận lo lắng gây co thắt đại tràng và tăng tiết nhầy làm phân có nhiều nhầy ở quanh.

Sợ hãi, lo lắng làm giảm trương lực ruột gây táo bón.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định là rối loạn chức năng đại tràng sau khi thăm trực tràng, chụp khung đại tràng, soi và sinh thiết đại tràng đã loại trừ: viêm đại tràng, các bệnh lý thực tổn ở đại tràng (polyp, viêm loét đại tràng chảy máu, lao…)

Rối loạn chức năng đại tràng nguyên phát

Rối loạn chức năng đại tràng thể kích thích :

Hay gặp ở người dễ xúc cảm.

Đau bụng dọc khung đại tràng góc gan, góc lách, đại tràng sigma.

Cảm giác nặng nề, khó chịu, có khi đau như xoắn ruột, thường đau về đêm.

Thường có thêm biểu hiện của dạ dày (đau thượng vị, nôn) hoặc đau vùng túi mật.

Rối loạn chức năng đại tràng thể co thắt:

Đại tiện táo bón kéo dài.

Đau bụng dọc khung đại trang từng đợt.

Đại tiện nhiều lần trong ngày, phân thành khuôn có nhầy bao bọc, tiếp sau đó là táo bón dai dẳng.

Làm test prostigmin tiêm dưới da, bệnh nhân rất đau ở khung đại tràng.

Rối loạn chức năng đại tràng thể giảm trương lực:

Hay gặp ở người lớn tuổi, béo, ngồi nhiều, ít vận động,

Táo bón nhưng không đau bụng vùng khung đại tràng như thể co thắt.

Uống thuốc nhuận tràng ít tác dụng.

X quang thấy khung đại tràng to và dài.

Thể ỉa lỏng do tăng quá trinh lên men:

Đau bụng vùng hố chậu phải, trướng bụng, đầy hơi.

Phân lỏng, nhiều bọt, mùi chưa có khi như mùi rượu.

Đi ngoài rất hậu môn, quanh hậu môn bị hăm đỏ.

Xét nghiệm phân có nhiều thớ cơ chưa tiêu hóa hết, vi khuẩn ưa iod giảm nhiều.

Ăn giảm protid thì bệnh đỡ.

Rối loạn chức năng đại tràng thứ phát

Thứ phát của bệnh ống tiêu hóa từ hồi tràng trở lên:

Do ăn quá nhiều, ăn không đủ chất xơ, ăn nhiều gia vị, uống nhiều rượu gây táo bón.

Do bệnh của các bộ phận tiêu hóa:

Hội chứng tống tháo nhanh sau cắt đoạn dạ dày.

Viêm dạ dày thể đa toan: đại tiện phân táo.

Viêm dạ dày thể thiếu toan: đại tiện phân lỏng.

Tắc mật: phân lỏng, có mỡ.

Cắt túi mật: phân lỏng.

 Viêm tụy mạn tính: đi lỏng, phân nhiều thức ăn chưa tiêu hóa hết.

Thiếu men tiêu hóa ở ruột non: phân lỏng.

Thứ nhất của bệnh chuyển hóa và nội tiết:

Phụ nữ ở đầu kỳ kinh nguyệt có thể đi lỏng do oestradiol tăng.

Nam giới: đi lỏng do bệnh của túi tinh, tuyến tiền liệt.

Cường tuyến giáp trạng gây đi lỏng.

Bệnh đái tháo đường: đi lỏng.

Thứ phát sau dùng thuốc:

Dùng kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột dẫn tới đi lỏng.

Dùng các thuốc, hóa chất kéo dài như PAS, cortison, hóa chất chống K, thuốc an thần gây táo bón.

Thứ phát do nhiễm độc: nhiễm độc muối Hg gây đi lỏng…

Nguyên tắc điều trị

Cho chế độ ăn thích hợp.

Thuốc kết hợp với vật lý trị liệu.

Tâm lý liệu pháp.

Đối với rối loạn chức năng thứ phát thì phải loại trừ nguyên nhân.

Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, các triệu chứng mô tả trong bệnh rối loạn chức năng đại tràng thuộc phạm vi của chứng thống, tiết tả, tiện bí. Chứng bệnh này tổn thương chủ yếu tại can, tỳ và cũng có thể ảnh hưởng tới hai tạng phế và thận.

Nguyên nhân gây bệnh

Rối loạn tình chí

Thất tình bao gồm bảy trạng thái hoạt động tâm lý của con người: vui mừng, giận dữ, lo lắng, ưu tư, buồn rầu, sợ hãi, kinh dị. Các trạng thái này phản ánh tình cảm của con người với thế giới khách quan và được phân làm hai loại là trạng thái hưng phấn và ức chế. Thay đổi tình chí trong phạm vi bình thường thì không gây bệnh nhưng nếu vượt quá phạm vi bình thường của cơ thể sẽ gây nên bệnh

    Các trạng thái tinh thần có quan hệ mật thiết đến hoạt động chức năng của tạng phủ; trong đó, tỳ tàng ý, can chủ sơ tiết, lo nghĩ tổn thương tỳ. Điều đó có nghĩa là trạng thái tinh thần uất ức, cáu giận, ưu tư, buồn rầu kéo dài làm tổn thương tạng can. Can khí bị uất kết ảnh hưởng tới chức năng sơ tiết, điều đạt khí cơ của cơ thể; đồng thời can khí hoành nghịch phạm vào tỳ (mộc uất khắc thổ) làm ch otyf khí không được điều hòa, chức năng vận hóa và chuyển hóa cảu tỳ bị rối loạn dẫn đau bụng, đại tiện táo hoặc lỏng… gọi là chứng can tỳ bất hòa.

Ăn uống không điều độ

Ăn uống không điều độ làm tổn thương tới tỳ vị dẫn đến chức năng vận hóa của tỳ không được tốt, vì vậy ăn không tiêu, đồng thời làm rồi loạn chức năng thăng thanh giáng trọc dẫn đến đi ngoài phân lỏng. Ngoài ra, tỳ vị còn dựa vào chức năng ôn chiếu của thận dương hư suy sẽ không ôn ấm được tỳ dương và đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới chức năng kiện vận của tỳ.

Tà khí lục dâm

Cơ thể cảm thụ phải tà khí là phong, hàn, thử, thấp làm tổn thương tới vị khí hoặc phong hàn bó phế làm cho phế vị bất hòa hoặc thử thấp khốn tỳ hạ trú xuống đại tràng, thấp tà lưu trệ dẫn đến đại tiện phân có nhiều nhầy trắng.

Trong giai đoạn đầu của bệnh thì tổn thương chủ yếu ở can và tỳ, bệnh kéo dài thì tỳ hư làm ảnh hưởng tới thận dẫn đến chứng tỳ thận lưỡng hư.

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ

Căn cứ biện chứng

Do bệnh tổn thương chủ yếu tại hai tạng can và tỳ nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các tạng là phế và thận nên biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau bụng, đại tiện phân táo hoặc phân lỏng đồng thời có nhầy trắng. Do đó, trong quá trinh biện chứng cần làm rõ bệnh tổn thương ở tạng phủ nào, tính chất của bệnh thuộc hàn hay nhiệt và hư hay thực.

Nguyên tắc điều trị

Nguyên nhân, cơ thể bệnh sinh thường liên quan đến chức năng của can và vận động của khí toàn thân. Quá trình phát sinh bệnh có quan hệ mật thiết đến rồi loạn tình chí, ăn uống không điều độ và các nguyên nhân xâm nhập từ bên ngoài (lục dâm); bệnh tổn thương chủ yếu tại can, tỳ, phế và thận. Trên lâm sàng, ngoài các biểu hiện của cá tạng phủ bị bệnh còn có các triệu chứng của khí trệ, khí nghịch, đàm thấp và huyết ứ. Do đó, nguyên tắc điều trị cơ bản là trừ bỏ tác nhân gây bệnh và lưu thông khí toàn thân. Cụ thể, ở thượng tiêu nên giáng khí khai uất, ở trung tiêu nên lý khí thư can, ở hạ tiêu nên kiện tỳ ích thận; đồng thời căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng của đàm, ứ, hỏa, hư để phối hợp pháp trừ đàm, giáng hòa, hòa ứ và bổ hư. Để tăng hiệu quả điều trị thì ngoai các biện pháp trên cần kết hợp với các biện pháp tâm lý liệu pháp.

Bài thuốc đông y trị bệnh hội chứng đường ruột kích thích

PHÂN THỂ ĐIỀU TRỊ

Can khí thừa tỳ

Triệu chứng: tinh thần căng thẳng, cáu giận; ngực, bụng đầy trướng, đau âm ỉ dọc khung đại tràng, hay bị sôi bụng; đại tiện phân lỏng như nước hoặc có bọt, sau khi đi đại tiện được thì đau bụng giảm; bệnh dễ tái phát khi tinh thần bị uất ức, căng thẳng, cáu giận; chất lưỡi nhạt màu, mạch huyền.

Pháp điều trị: sơ can kiện tỳ, lý khí táo thấp.

Bài thuốc: Thống tả yếu phương (Đan Khê tâm pháp) kết hợp với Bình vị tán (Thái bình huệ dân hóa tễ cục phương).

Bạch truật  15g, Phòng phong  12g, Cam thảo  06g, Bạch thược  15g, Thương truật  15g, Trần bì  12g, Hậu phác  12g.

Các vị thuốc trên sắc ngày 01 thang, uống khi thuốc còn nông.

Trong bài thuốc này thì bạch truật có tác dụng kiện tỳ táo thấp để phù trợ cho thổ hư. Thương truật có tác dụng hóa thấp kiện tỳ, háo trọc hóa vị. Bạch thược có tác dụng dưỡng huyết nhu can, hoãn thấp chỉ thống, kiêm liễm tỳ. Hầu phác có tác dụng hành khí hóa thấp, tiêu đầy trướng, giúp thương truật tăng cường tác dụng kiện tỳ háo thấp. Trần bì có tác dụng lý khí táo thấp, tỉnh tỳ hòa vị cùng với hậu phác để hạ khí giáng nghịch, tiêu đầy trướng. Phòng phong có tác dụng thăng dương, giúp bạch truật khứ thấp chỉ tả, kiêm tần can giải uất. Cam thảo có tác dụng điều hòa tỳ vị và điều hòa các vị thuốc.

Nếu hàn thấp nhiều làm người lạnh. Chân tay lạnh, đại tiện phân lỏng kéo dài thì gia can khương 06g, nhục quế 04g, ngô thù dư 06g để ôn tần hàn thấp.

Nếu thực trệ, bụng trướng, ăn không tiêu, đại tiện táo bón thì gia lai phục tử 12g, bình lang 12g để tiêu thực hóa trệ.

Tỳ vị hư thược

Triệu chứng: người gầy, mệt mỏi, sắc mặt vàng bủng, ăn uống không ngon miệng, ăn không tiêu, đầy trướng bụng, đại tiện phân nát hoặc lỏng; bệnh hay tái phát và tăng nặng khi ăn uống không điều độ hoặc ăn nhiều thức ăn sống lạnh, nhiều chất béo, chất lưỡi nhạt màu, rêu lưỡi trắng, mạch hư tế.

Pháp điều trị: kiện tỳ ích vị.

Bài thuốc: Sâm linh bạch truật tàn (Thái bình trệ dân hòa tễ cục phương) gia vị.

Liên nhục  15g, Cát cánh  12g, Nhân sâm  10g, Hoài sơn  15g, Ý dĩ  15g, Bạch biển đậu  15g, Cam thảo  08g, Sa nhân  10g, Bạch linh  15g, Bạch truật  15g.

Các vị thuốc trên sắc ngày 01 thang, uống khi thuốc còn nóng.

Trong bài thuốc trên thì nhân sâm có tác dụng bổ khí của tỳ vị. Bạch truật có tác dụng bổ khí, kiện tỳ và táo thấp. Bạch linh có tác dụng kiện tỳ và lợi thủy thấm thấp. Nhân sâm kết hợp với bạch truật sẽ làm tăng tác dụng ích khí tiện tỳ, bạch linh phối ngũ với bạch truật làm tăng tác dụng hóa thấp và kiện tỳ. Ba vị thuốc trên cùng dùng sẽ làm cho tỳ khí mạnh lên thông qua đó mà hóa được thấp. Hoài sơn có tác dụng ích khí kiện tỳ. Liên nhục có tác dụng bổ tỳ sáp trường, kiện tỳ khai vị, kích thích ăn uống, hỗ trợ cho nhân sâm và bạch truật để ích khí kiện tỳ, sáp trường chỉ tả. Bạch biển đậu có tác dụng kiện tỳ hóa thấp, ý dĩ có tác dụng kiện tỳ lợi thấp; hai vị thuốc trên còn hỗ trợ cho bạch truật và bạch linh tăng cường tác dụng kiện tỳ, thấm thấp chỉ tả. Sa nhân có tác dụng hóa thấp tỉnh tỳ, hành khí hòa vị giúp cho bạch truật , bạch linh, bạch biển đậu, ý dĩ tăng cường trừ thấp làm khai thông khí cơ bị ứ trệ. Cát cách có tác dụng tuyên khai phế khí, thông điều thủy đạo, đồng thời dẫn các vị thuốc lên trên nên có tác dụng “bối thổ sinh kim”. Cam thảo ích khí hòa trung, điều hòa các vị thuốc.

Nếu đau bụng nhiều thì gia can khương 06g, nhục quế 04g để ôn trung tán hàn chỉ thống.

Nếu ăn uống không ngon miệng thì gia mạch nha 12g, thần khúc 12g để tiêu thực hóa vị.

Hàn thấp trở trệ đại trường

Triệu chứng: người gầy, thân thể nặng nề, mệt mỏi, sắc mặt vàng bủng, ăn không tiêu, hay bị đầy bụng, đau bụng, mót rận, đại tiện phân lỏng hoặc nát có nhầy trắng, người lạnh, chân tay lạnh, chất lưỡi nhạt màu, rêu lưỡi trắng mỏng và nhợt, mạch nhu hoãn hoặc trầm tế.

Pháp điều trị: ôn hòa hàn thấp.

Bài thuốc: Vị linh thang (Thể y đắc hiệu phương).

Thương truật  15g, Cam thảo  06g, Trư linh  10g, Hậu phác  12g, Bạch truật  12g, Quế chi  06g, Trần bì  12g, Bạch linh  10g, Trạch tả  15g.

Các vị thuốc trên sắc ngày 01 thang.

Bài thuốc trên là hợp phương của bài Ngũ linh tán (trư linh, trạch tả, bạch truật, bạch linh, và quế chi) và bài Bình vị tán (thương truật, hậu phác, trần bì, cam thảo). Trong đó, bài Ngũ linh tán có tác dụng lợi thủy thám thấp; bài Bình vị tán có tác dụng táo thấp kiện tỳ, hành khí hòa vị. Tác dụng của toàn bài là trừ thấp, hòa vị, hành khí lợi thủy, thích hợp để điều trị chứng thủy thấp nợi thịnh dẫn đến phù thũng, đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, tiểu tiện khó…

Bài thuốc trên gia mộc hương 10g; bào khương 12g để tăng cường tác dụng điều khí, tán hàn.

Khí cơ uất trệ

Triệu chứng: đại tiện thường xuyên táo, phân rắn như phân dê, khó đi đại tiện hoặc đau quặn bụng vùng khung đại tràng; vùng mạn sườn tức, đau từng cơn, ợ hơi, muốn ăn nhưng không ăn được, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền.

Pháp điều trị: thuận khí hành trệ.

Bài thuốc: Lục ma thang (Chính trị chuẩn thắng)

Trầm hương  08g, Ô dược  12g, Mộc hương  10g, Chỉ xác  12g, Binh lang  12g, Đại hoang  06g.

Hoặc bài Ngũ ma ẩm tử (Y sử).

Ô dược  12g, Binh lang  12g, Trầm hương  08g, Chỉ thực  12g, Mộc hương  10g.

Các vị thuốc trên sắc ngày 01 thang, uống khi thuốc còn nóng.

Bài thuốc trên có tác dụng hành khí giáng nghịch, tiêu bĩ tán kết, dùng để điều trị chứng bệnh do tính chí uất kết dẫn đến ngực sườn trướng đau. Bài Ngũ ma ấm tử được cấu tạo từ bài Tứ ma thang bỏ vị nhân sâm gia thêm mộc hương và chỉ thực. Cấu tạo của bài thuốc dựa trên lý luận cầu giận làm cho khí thượng nghịch; vì vậy ở thượng tiêu khí thực mà không hành, ở hạ tiêu khí nghịch mà không hấp thụ… Khí thượng nghịch nên giáng khí, trọng dụng trầm hương và binh lang; khí trệ nên hành khí, trọng dụng mộc hương và ô dược, đồng thời dùng chỉ thực để phá tích trệ.

KẾT LUẬN

Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là rối loạn chức năng đại tràng) là bệnh không có tổn thương thực thể ở thành đại tràng hoặc tổn thương thực thể đã khỏi rồi mà chỉ có rối loạn hoạt động của thần kinh thực vật ở thành đại tràng.

Bệnh thuộc phạm vi của chứng phúc thống, tiết tả, tiện bí của y học cổ truyền. Y học hiện đại và y học cổ truyền nhận thức về nguyên nhân gây bệnh có nhiều điểm tương đồng, cho rằng yếu tố tâm thần kinh (thất tình) đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân bệnh sinh. Bệnh diễn biến lành tính nhưng dễ tái phát và khó điều trị.

Nguyên tắc điều trị của y học cổ truyền là lấy điều lý khí cơ của can tỳ làm chính kết hợp với kiện tỳ và ôn thận. Đồng thời coi trọng biện pháp tâm lý liệu pháp.

Bài thuốc mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh

Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ

THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền

Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM

ĐT & Zalo: 0904 890 895

Email: thienminhyquan88@gmail.com

Webiste: www.thienminhyquan.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *