Bài thuốc đông y trị chứng bệnh trước sau khi hành kinh
Chứng bệnh trước và sau khi hành kinh thấy đau tức tuyến vú, đại tiên phân lỏng, sưng nề chân tay, nôn ra máu, chảy máu cam, loét miệng lưỡi, ban dị ứng, rối loạn tình chí, phát sốt…
Đặc điểm của các chứng bệnh này là xuất hiện liên quan đến chu kỳ kinh, thường thấy trước hoặc trong khi có kinh, sau khi thấy kinh thì triệu chứng giảm dần và hết.
Chứng bệnh này thường thấy ở tuổi thanh niên. Căn cứ vào các triệu chứng khác nhau mà gọi là hành kinh sưng đau vú, hành kinh đi lòng, hành kinh đau đầu, hành kinh phát sốt…
MỘT SỐ CHỨNG BỆNH
Sưng đau vú khi hành kinh
Khái niệm
Sưng đau vú khi hành kinh: mỗi lần trước khi hành kinh, đang hành kinh, hoặc sau khi hành kinh thấy tuyến vú căng tức hoặc thấy sưng, ngứa và đau đầu vũ, nếu nặng không thể cọ sát áo vào được vì đau.
Nguyên nhân bệnh sinh
Nguyên nhân bệnh sinh liên quan đến thất tình nội thương, can khí uất kết, vận hành khí huyết không thông lợi, hoặc do can thận tinh huyết bất túc, kinh mạch không được nhu dưỡng gây nên.
Can khí uất kết: cáu giận, lo buồn làm uất kết thương can, can mất điều đạt. Kinh mạch đưa âm huyết xuống xung nhâm. Mạch xung phụ thuộc ở kinh dương minh mà gần ở kinh can, đầu vú thuộc kinh can, tuyến vú thuộc kinh vị. Mạch xung là nơi khí thịnh huyết thực. Do vì can khí không sơ tiết, khí huyết ở nhũ lạc bị ủng trệ gây nên chứng hành kinh sưng đau tuyến vú, sau khi hành kinh, khi huyết mạch xung hồi phục nên sưng đau tuyến vú giảm dần và hết.
Can thận âm hư: cơ thể vốn dĩ âm hư, hoặc bệnh lâu ngày làm mất huyết thương tân nên khi có kinh càng làm âm huyết hao hư. Kinh huyết ở can thận bất túc, nhũ lạc không được nuôi dưỡng gây chứng hành kinh sưng đau tuyến vũ.
Chuẩn đoán
Sưng đau tuyến vũ xuất hiện khi thấy kinh, có tính chất chu kỳ, thường thấy sưng đau trước khi hành kinh, sau hành kinh triệu chứng giảm và hết, khám thấy tuyến vú sưng, sờ nắn đau.
Biện chứng luận trị
Chứng sưng đau vú khi hành kinh được phân thành hư và thực:
Thực chứng: sưng đau vú trước khi hành kinh, sờ thấy hòn khối, sau khi hành kinh giảm và hết đau.
Hư chứng: đau vú đau khi hành kinh, ấn tuyến vú thấy mềm, không có hòn khối.
Can khí uất kết
Lâm sàng: sưng, ngứa, đau tuyến vú trước khi hành kinh, hoặc ngứa và đau đầu vú, đau có thể không dám cọ sát áo vào, căng tức ngực sườn, tinh thần uất ức, thích thở dài; chất lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
Phân tích: tuyến vú, đầu vú, hai bên mạng sườn đều là nơi phân bố của kinh can, kinh vị. Can uất khí trệ, khắc chế tỳ vị gây nên đau và ngứa tuyến vú, đầu vú, hai bên mạng sườn căng tức. Can uất không thư thái, sơ tiết thất thường làm tình chí ức uất nên thích thở dài. Mạch huyền là biểu hiện của can uất.
Pháp điều trị: sơ can giải uất, lý khí chỉ thống.
Bài thuốc:
Sài hồ sơ can tán (Cành Nhạc toàn thư) gia vị
Sài hồ 12g, Chỉ xác 10g, Cam thảo chích 10g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 12g, Hươnh phụ 12g, Trần bì 10g, Mạch nha 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì sài hồ có tác dụng sơ can giải uất nên là quân dược. Bạch thược có tác dụng nhu can dưỡng can, phối hợp với cảm thảo có tác dụng hoãn cấp chỉ thống nên đều là thần dược. Chỉ xác, hương phụ, trần bì có tác dụng lý khí hành trệ nên là tá dược. Xuyên khung có tác dụng hoạt huyết; mạch nha để tiêu trệ tán kết, sơ đạo nhũ lạc nên các vị này đều là sứ dược.
Nếu tuyến vú căng cứng, kết tụ thành cục thì gia hạ khô thảo, vương bất lưu hành, sơn từ cô để thông lạc tán kết.
Nếu can uất hóa hỏa gây bứt rứt, dễ cáu giận, khô miệng, đắng miệng, đại tiện khó, tiểu tiện màu vàng, mạch huyền sác thì điều trị nên dùng pháp sơ can thanh nhiệt; bài thuốc thường dùng là Đan chi tiêu dao tán (Nội khoa trích yếu)
Đan bì 12g, Chi tử 12g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Sài hồ 12g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Cam thảo chích 10g, Ổi khương 6g, Bạc hà 10g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang.
Can thận âm hư
Lâm sàng: căng tức tuyến vú khi hành kinh hoặc sau khi hành kinh; đau lưng, mỏi gối, hai mắt khô, miệng khô, lòng bàn chân và bàn tay nóng; chất lưõi hồng, rêu lưỡi mỏng hoặc ít rêu lưỡi, mạch tế sác.
Phân tích: tính huyết can thận bất túc, nhũ lạc không được nhu dưỡng nên thấy căng tức tuyến vú khi hành kinh hoặc sau khi hành kinh. Lưng là phủ của thận, can khai khiếu ra mắt; khi tinh huyết can thận bất túc thấy đau lưng, mỏi gối, hai mắt khô. Âm tinh bất túc, tân dịch không đưa lên nuôi dường hầu họng gây nóng lòng bàn chân và bàn tay. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của chứng can thận âm hư.
Pháp điều trị: tư thận dưỡng can, lý khí thông lạc.
Bài thuốc: Nhất quán tiễn (Tục danh y loại án)
Sa sâm 12g, Mạch môn 15g, Đương quy 12g, Sinh địa 12g, Xuyên luyện tử 10g, Kỷ tử 10g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì sa sâm, mạch môn, đương quy, sinh địa, kỷ tử để tư dưỡng can thận; xuyên luyện tử để sơ can lợi khí thông lạc.
Đại tiện lỏng khi hành kinh
Khái niệm
Đại tiện lỏng khi hành kinh: mỗi lần trước hành kinh, đang hành kinh, sau hành kinh thấy xuất hiện chứng đại tiện phân lỏng nát, hoặc đi phân như tóe nước, ngày đi vài lần, khi sạch kinh thì triệu chứng trên lại hết.
Chú ý phân biệt với ngộ độc thức ăn mà lại trùng hợp với chu kỳ kinh.
Nguyên nhân bệnh sinh
Nguyên nhân bệnh sinh chứng hành kinh tiết tả chủ yếu do rối loạn chức năng của tỳ thận gây nên. tỳ chủ vận hỏa, thận chủ yếu nhị tiện. Trước khi có kinh, trong khi hành kinh thì khí huyết đưa xuống mạch xung nhâm. Khí huyết ủng trệ gây trở ngại tỳ thận làm thủy thấp nội đình dần dần gây nên đại tiện phân lỏng. Sau khi hành kinh, khí huyết dần dần hồi phục, tỳ khí thăng nên hết đại tiện lỏng.
Tỳ hư: vốn dĩ cơ thể tỳ hư, trước và trong khi hành kinh thì khí huyết đưa xuống xung nhâm. Khí huyết ủng trệ làm trở ngại tỳ khí, tỳ không vận hóa làm thấp trọc nội đình, đưa xuống trướng vị dần dần gây nên đại tiện phân lỏng. Sau khi hành kinh, khí huyết dần hồi phục, tỳ khí thăng nên đại tiện phân lỏng giảm và hết.
Thận hư: vỗn dĩ cơ thể thận hư, mậnh môn hỏa suy, trước và trong khi hành kinh thì khí huyết xung nhâm ủng trệ, ảnh hưởng đến phân bố của thận dương làm tỳ không được ôn ấm, rối loạn vận hóa nên thủy thấp nội đình, đưa xuống trường vị gây nên đại tiện phân lỏng.
Can uẩt tỳ hư: vốn dĩ hay ức uất, can khí không sơ tiết, trước khi hành kinh thì kinh huyết tụ ở xung nhâm, can khi sơ tiết không thông lợi, can mộc khí thịnh nên hoành nghịch phạm vị, rối loạn vận hóa tỳ vị gây nên đại tiện phân lỏng. Sau khi hành kinh, khí thuận theo huyết tiết nên can khí bình phục, chức năng vận hóa của tỳ cũng hồi phục nên đại tiện về bình thường.
Căn cứ chẩn đoán
Lâm sàng: đại tiện phân lỏng trước và trong khi hành kinh có tính chu kỳ, nếu nặng thì đi như tóe nước, số lần tăng hơn, khi sạch kinh thì hết.
Cận lâm sàng: xét nghiệm phân, soi trực tràng không thấy bất thường.
Biện chứng luận trị.
Nguyên nhân bệnh sinh chứng hành kinh đi lỏng phân ra do tỳ hư và thận hư.
Tỳ hư
Lâm sàng: đại tiện phân lỏng trước và trong khi hành kinh, đầy tức bụng, mệt mỏi, sưng nề mặt và chân tay, số lượng kinh ra nhiều, sắc kinh nhợt, chất loãng; chất lưỡi hồng nhợt, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng hoặc trắng chớp, mạch nhu hoãn.
Phân tích: trước và trong khi hành kinh, khí huyết đưa xuống xung nhâm. Những người tỳ hư, khí huyết ủng trệ làm trở ngại tỳ khí, tỳ không vận hóa nên thủy thấp nội đình, đưa xuống đại trường gây nên đại tiện phân lỏng, bụng đầy trướng. Thủy thấp tràn ra cơ phu gây nên sưng nề mặt và chân tay. Tỳ dương hao hư gây nên mệt mỏi. Dương hư nên tâm không hóa gây nên sắc kinh nhợt, chất kinh loãng. Khí hư không Nhiếp huyết nên thấy số lượng kinh ra nhiều. Chất lưỡi và mạch là biểu hiẹn của chứng tỳ hư.
Pháp điều trị: kiện tỳ ích khí, hòa thấp điều kinh.
Bài thuốc:
Sâm linh bạch truật tán (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương)
Nhân sâm 6g, Bạch truật 15g, Bạch biến đậu 12g, Bạch linh 12g, Cam thảo 10g, Hoài sơn 12g, Liên nhục 10g, Cát cánh 10g, Ý dĩ 12g, Sa nhân 10g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì nhân sâm, bạch truật, bạch linh, hoài sơn, liên nhục có tác dụng kiện tỳ ích khí, hòa vị chỉ tả; bạch biển đậu, ý dĩ có tác dụng kiện tỳ hóa thấp; sa nhân có tác dụng phương hương hóa thấp, hòa vị lý khí; cam thảo có tác dụng ích khí hòa trung; cát cánh có tác dụng đưa thuốc lên trên, tuyên phế lợi khí.
Nếu can khắc tỳ quá mạnh gây đại tiện phân lỏng, đau tức 2 bên mạng sườn thì dùng pháp bổ thổ tả mộc; bài thuốc: Thống tả yếu phương (Đan Khê tâm pháp)
Bạch thược 12g, Bạch truật 15g, Trần bì 12g, Phòng phong 10g.
Trong bài thuốc trên thì bạch truật để kiện tỳ táo thấp; bạch thược để nhu can, hoãn cấp chỉ thống; phòng phong để sơ phong thư tỳ; trần bì để lý khí hòa trung.
Khi dùng bài thuốc trên, để tăng cường kiện tỳ thấm thấp, ích khí chỉ tà gia bạch biến đậu, hoài sơn, liên nhục.
Thận hư
Lâm sàng: đại tiện phân lỏng trong khi hành kinh hoặc sau khi hành kinh, hoặc đi lỏng vào sáng sớm, đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, ù tai, sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc kinh nhợt, chất loãng; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm trì.
Phân tích: trước và trong khi hành kinh thì kinh huyết dồn xuống xung nhâm. Thận dương hư suy, mệnh môn hòa bất túc nên không ôn ấm được tỳ dương làm thủy thấp đưa xuống dưới gây nên đại tiện phân lỏng loãng hoặc đi ngoài vào sáng sơm. Dương hư nên kinh mạch không được ôn ấm gây sợ lạnh, chân tay lạnh. Lưng là phủ của thận, thận chủ cốt sinh tủy, não là bể của tủy nên khi thận hư thấy chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối. Thận dương hư suy khống ôn ấm được tạng phủ, ảnh hưởng đến hóa sinh nên thấy sắc kinh nhợt, chất loãng. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của thận dương bất túc.
Pháp điều trị: ôn thận phủ dương, ấm thổ cố trường.
Bài thuốc: Kiện cố thang (Phó thanh chủ nữ khoa) phối hợp Tứ thần hoàn (Hiệu chú phụ nhân lương phương)
Đàng sâm 12g, Bạch truật 15g, Ý dĩ nhân 12g, Bạch linh 12g, Ba kích 12g, Bồ cốt chi 6g, Ngô thù du 6g, Nhục đậu khấu 10g, Ngũ vị tử 10g.
Các vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì bổ cốt chỉ có tác dụng ôn thận phủ dương, sáp trường chỉ tà nên là quân dược; ba kích, ngô thù du, đàng sâm, bạch truật có tác dụng ôn thận kiện tỳ, ích khí hòa vị nên đều là thần dược; bạch lonh, ý dĩ nhân có tác dụng kiện tỳ thấm thấp nên là tá dược; nhục đậu khấu, ngũ vị từ có tác dụng cố sáp chỉ tả nên là sứ dược.
Nếu đau bụng trước khi đi lỏng thù gia bạch thược để nhu can, hoãn cấp chỉ thống.
Nếu đi phân lỏng, cảm giác lạnh bụng thì gia can khương để ôn trung tán hàn.
Can uất tỳ hư
Lâm sàng: nếu vừa thấy kinh hoặc giữa lúc hành kinh thấy đại diện phân lỏng nhiều lần, đau bụng là đi ngoài, bụng đầy tức; rối loạn kinh nguyệt trước và sau kỳ không ổn định, số lượng kinh có thể nhiều, có thể ít, khi hành kinh thấy sưng đau tuyến vú; chất lưỡi ám hồng, có ấn răng, rêu lưỡi trắng, mạch huyền hoãn.
Phân tích: can khí uất kết, can mất điều đạt nên ngay trước khi thấy kinh hoặc trong lúc hành kinh kinh huyết bị uẩn tụ làm can khí càng khó sơ tiết; vì vậy, can khí hoành nghịch phạm vị làm rối loạn vận hóa thùy thấp của tỳ, đưa xuống đại trường gây nên đau bụng và đại tiện phân lỏng, bụng đầy trướng. Can uất khí kết, sơ tiết thất thường, rồi loạn tàng trữ huyết hải gây kinh nguyệt trước sau không định kỳ, số lượng kinh có thể nhiều, có thể ít. Can uất làm nhũ lạc không thông gây hành kinh thấy sưng đau tuyến vú. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của can uất tỳ hư.
Pháp điều trị: sơ can giải uất, ích khí kiện tỳ.
Bài thuốc: Thống tả yếu phương (Đan khê tâm pháp) gia vị
Bạch thược 12g, Bạch truật 15g, Trần bì 12g, Phòng phong 10g, Sài hồ 12g, Mộc hương 10g.
Các vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì bạch thược có tác dụng nhu can, hoãn cấp chỉ thống nên là quân dược; bạch truật có tác dụng kiện tỳ táo thấp chỉ tả nên là thần dược; sài hồ, trần bì, phòng phong, mộc hương có tác dụng thư can lý khí nên đều là tá và sứ dược.
Nếu khi hành kinh, thấy tuyến vũ sưng đau nhiều thì gia mạch nha, vương bất lưu hành để thông nhũ lạc, tiêu căng trướng.
Nếu đi lỏng nhiều lần thì gia liên nhục, bạch biến đậu sao, hoài sơn, khiếm thực để kiện tỳ táo thấp chỉ tả.
Nếu đau bụng kinh thì gia hương phụ, diên hồ sách, ô dược để hành khí chỉ thống.
Nếu kinh nguyệt không đều thì gia đương quy, hương phụ, ích mẫu thảo, hoài sơn để dưỡng huyết kiện tỳ điều kinh.
Phù nề khi hành kinh
Khái niệm
Phù nề khi hành kinh: mỗi lần trước trong và sau khi hành kinh thấy xuất hiện các chứng phù nề vùng đầu mặt và tứ chi.
Nguyên nhân bệnh sinh
Tỳ thận dương hư: vốn dĩ hay tư lự, mệt mỏi quá độ làm tổn thương tỳ thận. Khi chuẩn bị hành kinh, tinh huyết dồn xuống xung nhâm, tỳ thận không được nuôi dưỡng, dương khí hóa sinh bất túc, tỳ thận hao hư, dương khí bất vận, thùy thấp không được hóa sinh nên tràn ra cơ phu dần dần gây nên phù nề. Sau khi hành kinh, kinh huyết dần hồi phục, dương khí của tỳ thận dần khôi phục nên thấy hết phù nề.
Khí trệ huyết ứ: tình chí nội thương, can mất điều đạt, rối loạn sơ tiết, khí hành không thông thoát làm huyết hành trở trệ thành ứ. Khi kỳ kinh đến, khi huyết xung nhâm sung thịnh, khí trệ huyết ứ làm trở ngại huyết vận hành nên ứ trệ thành phù nề. Sau khi hết kinh, xung nhâm hồi phục nên phù nề lại hết.
Chẩn đoán
Lâm sàng: mặt, tứ chi phù nề ở trước và trong khi hành kinh. Triệu chứng trên sẽ xuất hiện khi chu kỳ kinh đến, sạch kinh phù nề lại hết.
Thăm khám phụ khoa: không thấy bất thường.
Cận lâm sàng: chức năng tim, gan, thận, tuyến giáp bình thường.
Biện chứng luận trị
Biện chứng cần phân biệt hư thực. Nếu thấy phù nề mặt khi hành kinh, ấn không lõm là biểu hiện của chứng tỳ thận dương hư. Nếu thấy chân tay căng nề, ấn không lõm là biểu hiện của chứng can uất khí trệ.
Tỳ thận dương hư
Lâm sàng: phù nề mặt và chân tay khi hành kinh, bụng đầy, ăn kém, đau lưng, mỏi gối, đại tiện phân nát, số lượng nước tiểu ít, người lạnh, chân tay lạnh, số lượng kinh nhiều, sắc kinh hồng nhợt, chất loãng; chất lưỡi nhợt, có ấn răng, rêu lưỡi trắng nhớp, mạch trầm hoãn hoặc nhu tế.
Phân tích: tỳ thận dương hư nên không vận hóa được thủy thấp làm thủy thấp nội đình đưa ra tứ chi gây nên phù nề. Tỳ hư không vận hóa gây bụng đầy, ăn kém, đại tiện phân lỏng nát. Lưng là phủ của thận, thận Hư gây đau lưng, mỏi gối. Thận dương hư, dương khí không được phân bố làm rối loạn khí hóa bàng quang gây người lạnh, chân tay lạnh, số lượng nước tiểu ít. Tỳ thận hư tổn, xung nhâm bất cố, kinh huyết không được chế ước làm hành kinh số lượng nhiều, sắc kinh hồng nhợt, chất loãng. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của chứng dương hư bất túc.
Pháp điều trị: ôn thận kiện tỳ, hóa khí lợi thủy.
Bài thuốc: Linh quế truật cam thang (Thương hàn luận) gia vị
Bạch linh 12g, Bạch truật 15g, Quế chi 12g, Cam thảo 10g, Bồ cốt chỉ 10g, Xuyên khung 12g, Ba kích 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì bạch linh có tác dụng kiện tỳ lợi thấp nên là quân dược. Quế chi có tác dụng ôn dương hóa khí để hành thủy nên là thần dươc. Bổ cốt chỉ, ba kích, bạch truật có tác dụng ôn thận kiện tỳ đều là tá dược. Xuyên khung có tác dụng hành trệ huyết ứ; cam thảo có tác dụng điều hòa tỳ vị nên đều là sứ dược.
Khí trệ huyết ứ
Lâm sàng: chân tay sưng nề, thường thấy chi dưới nặng nề hơn, đầy tức ngực bụng, thích thở dài, kinh nguyệt kéo dài sau kỳ, số lượng ít, sắc kinh ám tím, có huyết cục; chất lưỡi hồng nhợt, có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền tế trì.
Phân tích: trước kỳ kinh, khí huyết ủng thịnh, khí trệ nên huyết hành không thông lợi, ứ trệ huyết mạch nên thấy chân tay sưng nề. Can khí không thư thái, khí cơ vận hành không thông nên thấy đầy tức ngực bụng. Khí trệ huyết ứ, xung nhâm ứ trệ, khí huyết vận hành không thông nên thấy kinh sau kỳ, sắc kinh ám tím, có huyết cục. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của khí trệ huyết ứ.
Pháp điều trị: lý khí hành trệ, hoạt huyết hóa ứ.
Bài thuốc: Bát vật thang gia vị (Tế âm cương mục)
Đương quy 12g, Xuyên khung 12g, Bạch thược 12g, Thục địa 12g, Diên hồ sách 10g, Xuyên luyện tử 10g, Mộc hương 10g, Binh lang 10g, Trạch lan 10g, Phục linh bì 10g.
Các vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì xuyên luyện tử, mộc hương, binh lang có tác dụng sơ can lý khí; xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược (bài Tứ vật thang) có tác dụng dưỡng huyết hoạt huyết; diên hồ sách có tác dụng hành trệ trong huyết; trạch lan, phục linh bì có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng.
Đau đầu khi hành kinh
Khái niệm
Đau đầu khi hành kinh: mỗi lần giữa các kỳ hoặc trước và sau khi hành kinh thất xuất hiện chứng đau đầu.
Nguyên nhân bệnh sinh
Nguyên nhân bệnh sinh chủ yếu của chứng bệnh đau đầu khi hành kinh là do bệnh của khí huyết gây nên. Nếu bẩm tố huyết hư thì khi hành kinh huyết không nuôi dưỡng đủ phía trên, hoặc do huyết ứ nội trở, mạch lạc không thông, hoặc do thất tình nội thương làm khí uất hóa hỏa đều có thể gây nên bệnh.
Huyết hư: vốn dĩ cơ thể hư nhược, hoặc mắc bệnh nặng, bệnh lâu ngày, mất máu kéo dài, hoặc do tỳ hư nên nguồn hóa sinh bất túc, khi hành kinh thì huyết dồn xuống xung nhâm, âm huyết bất túc, não không được nuôi dưỡng đầy đủ gây nên chứng đau đầu.
Can hỏa: tình chí nội thương, cáu giận uất kết làm khí uất hóa hỏa. Kinh túc quyết âm can tuần hành lên trên liên lạc với não. Khi có kinh thì khí của xung nhâm thiên định, hỏa khí theo khí của xung nhâm đưa lên trên gây đau đầu.
Huyết ứ: thường do tổn thương trên đầu, hoặc vốn bị huyết ứ, hoặc tâm tinh không thoải mái làm can mất điều đạt gây rối loạn vận hành khí cơ nên huyết hành không thông thoát. Khi có kinh thì huyết đưa xuốn bào cung. Nếu huyết ứ nội trệ làm mạch lạc không thông gây nên chứng đau.
Chẩn đoán
Mỗi lần đến trước hay sau kỳ kinh thấy xuất hiện chứng đau đầu, có liên quan mật thiết đến chu kỳ kinh.
Biện chứng luận trị
Căn cứ vào đặc điểm đau đầu khi hành kinh về thời gian đau, tính chất đau, vị trí đau để phân thành hư và thực.
Thực chứng: đau đầu trước hay trong khi hành kinh, đau căng tức, đau từng cơn, đau dữ dội.
Hư chứng: đau đầu sau khi hành kinh hoặc chuẩn bị sạch kinh, đau đầu âm ỉ.
Huyết ứ, huyết hàn: đau có tính chất co thắt.
Bệnh tại can: đau đầu hai bên thái dương.
Đàm và ứ: đau phía trước đầu.
Thận hư, huyết ư: đau phía sau đầu.
Nguyên tắc điều trị chủ yếu chứng bệnh này là điều lý khí huyết.
Huyết hư
Lâm sàng: đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi, sắc mặt trắng bệch khi có kinh hoặc sau khi hành kinh, kinh ra số lượng ít, sắc kinh nhợt, chất loãng; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư tế.
Phân tích: vốn dĩ huyết hư, nguồn hóa sinh bất túc nên khi có kinh huyết lại càng hư, huyết không đưa được lên trên gây nên chóng mặt, đau đầu, sắc mặt trắng bệch. Huyết không dưỡng được tâm gây hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi. Sắc kinh nhợt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư thế là biểu hiện của huyết hư.
Pháp điều trị: dưỡng huyết ích khí.
Bài thuốc: Bát trân thang (Chính thể loại yếu) gia vị
Đương quy 12g, Xuyên khung 12g, Bạch thược 12g, Thục địa 12g, Nhân sâm 6g, Bạch truật 12g, Bạch linh 10g, Cam thảo 10g, Kỳ tử 10g, Hà thủ ô 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì đương quy, xuyên khung, thục địa, bạch thược có tác dụng dưỡng huyết bổ huyết; kỷ tử, hà thủ ô có tác dụng dưỡng can huyết, tư thận tinh, bổ não tùy; nhân sâm, bạch truật có tác dụng ích khí kiện tỳ; bạch linh, cam thảo có tác dụng kiện tỳ ninh tâm an thần, điều hòa các vị thuốc.
Can hỏa
Lâm sàng: đau đầu khi hành kinh, nếu nặng thấy đau dữ dội vùng đỉnh đầu, kèm theo chóng mặt, hoa mắt, dễ cáu giận, miệng khô và đắng, kinh ra không thông, sắc kinh hồng, chất dính; chất lưỡi hồng, rêu lưõi vàng mỏng, mạch huyền tế sác.
Phân tích: bệnh nhân vốn dĩ can dương thiên cang hoặc can uất hóa hỏa. Trước và trong khi hành kinh thì âm huyết dồn xuống xung nhân nên xung nhâm thiên vượng. Kinh quyết âm can đi quanh cơ quan sinh dục rồi hội với mạch đốc trên đỉnh đầu, mạch xung lại phụ ở can nên can hỏa thuận theo khí mạch xung đưa lên trên gây nên đau dữ dội đỉnh đầu. Can hỏa nội tích gây chóng mặt, hoa mắt, khô và đắng miệng. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của âm hư, can nhiệt tích thịnh.
Pháp điều trị: dưỡng âm thanh nhiệt, nhu can tức phong.
Bài thuốc: Kỳ cúc địa hoàng hoàn (Ma chẩn toàn thư) gia vị
Thục địa 12g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 10g, Trạch tả 12g, Đan bì 12g, Bạch linh 10g, Kỷ tử 10g, Cúc hoa 10g, Hạ khô thảo 12g, Bạch tật lê 10g.
Các vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì thục địa, hoài sơn, sơn thủ, trạch tả, đan bì, bạch linh (Lục vị địa hoàng hoàn) có tác dụng tư thận dưỡng can; kỷ tử, cúc hoa có tác dụng dưỡng huyết bình can; hạ khô thảo, bạch tệt có tác dụng thanh can tức phong.
Huyết ứ
Lầm sàng: đau đầu dữ dội trước và trong khi hành kinh, sắc kinh tìm thẫm, có huyết cục, đau bụng dưới không thích xoa nắn; chất lưỡi ám tím, rìa lưỡi có ban ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế sáp hoặc huyền sáp.
Phân tích: huyết ứ nội đình, lạc mạch không thông, ứ trệ thanh khiếu gây đau đầu dữ dội. Huyết ứ ở bapf cung gây sắc kinh tím thẫm, có huyết cục, đau bụng dưỡi không thích xoa nắn. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của chứng huyết ứ.
Pháp điều trị: điều khí hoạt huyết, hóa ứ thông lạc.
Bài thuốc: Thông khiếu hoạt huyết thang (Y lâm cái thác)
Xích thược 12g, Xuyên khung 12g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 10g, Hành già 10g, Xạ hương 1g, Sinh khương 10g, Đại táo 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì xích thược, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa nhập vào huyết phận, có tác dụng hành trệ trong huyết, hóa ứ thông lạc; hành già, xạ hương có tính vị cay tán, có tác dụng thông khí trên và dưới, khí thông thì huyết hoạt; sinh khương, đại táo điều hòa doanh vệ.
Phát sốt khi hành kinh
Khái niệm
Phát sốt khi hành kinh: mỗi lần giữa các kỳ kinh hoặc trước và sau khi hành kinh thấy xuất hiện sốt nhẹ, sau khi hết kinh thì nhiệt độ cơ thể lại về bình thường.
Nguyên nhân bệnh sinh
Can uất hóa hỏa: bệnh nhân vốn dĩ dễ kích động, hoặc ức uất quá độ làm uất hóa hỏa, hỏa nhiệt nhiễu loạn xung nhâm. Khi có kinh thì khí ở mạch xung thịnh, khí và hỏa kết hợp, âm dương thất điều gây chứng phát sốt khi hành kinh.
Can thận âm hư: vốn dĩ can thận hư, âm huyết bất túc hoặc do sinh hoạt tình dục quá độ, bệnh lâu ngày đều làm tổn thương âm huyết. Khi có kinh thì huyết thuận theo kinh thoát làm âm huyết càng hư, âm không dưỡng được dương làm hư nhiệt nội sinh gây chứng phát sốt khi hành kinh.
Khí huyết hư nhược: vốn dĩ cơ thể hư nhược hoặc lao động quá sức, hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết hao hư. Khi hành kinh thì khí thuận theo huyết tiết, huyết thuận theo kinh thoát làm khí huyết đều hư, doanh về thất điều gây chứng phát sốt.
Ứ nhiệt ủng trệ: sau khi hành kinh, huyết dư không sạch, hoặc do ngoại cảm nội thương làm huyết ứ lưu trệ ở bào trung, tích ứ hóa nhiệt. Khi hành kinh thì huyết hải sung thịnh, ứ nhiệt nội uất, doanh về thất điều dần gây nên chứng phát sốt khi hành kinh.
Chẩn đoán
Phát sốt liên quan đến chu kỳ kinh, khi hết kinh thì nhiệt độ cơ thể về bình thường
Biện chứng luận trị
Phải căn cứ vào thời gian, tính chất phát sốt để phân biệt âm dương, hư thực. Thông thường thì trường hợp huyết nhiệt thấy phát sốt, bứt rứt; âm hư thấy sốt từng cơn; khí hư thấy sốt ít, sợ lạnh; ứ nhiệt thấy lúc sốt rút rét.
Can uất hóa hỏa
Lâm sàng: trước hoặc trong khi hành kinh thấy sốt, mặt đỏ, môi hồng; hoặc thấy bứt rứt, dễ cáu giận, đau tức tuyến vú và hai bên mạng sườn; kinh ra trước kỳ, số lượng kinh nhiểu, miệng khô và đắng, đại tiện táo, nước tiểu vàng; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng hoặc vàng nhớp, mạch huyền hoạt hoặc huyền sác.
Phân tích: can uất hóa hỏa, trước và trong khi hành kinh thì khí với hỏa đan xen gây sốt, mặt đỏ, môi hồng, bứt rứt, dễ cáu. Hoả nhiệt kinh can nhiễu loạn hai bên mạng sườn và nhũ lạc gây nên đau tức tuyến vú và hai bên mạng sườn. Can hỏa nhiễu ở xung nhâm nên huyết hải không yên gây kinh ra trước kỳ, số lượng nhiều. Can hỏa nội thịnh, đởm nhiệt ngoại tiết gây nên khô và đắng miệng. Nhiệt hun đốt âm tân gây đại tiện táo, nước tiểu vàng. Chất lưỡi và mạch là biêu hiện của can uất hóa hỏa.
Pháp điều trị: sơ can giải uất, lương huyết thanh nhiệt.
Bài thuốc: Đan chi tiêu giao tán (Nội khoa trích yếu) gia vị
Đan bì 12g, Chi tử 10g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 12g, Bạch linh 10g, Sài hồ 12g, Cam thảo 10g, Sinh khương 12g, Bạc hà 10g, Hoàng câm 12g, Câu đằng 12.
Trong bài thuốc trên thì đương quy, bạch linh, bạch truật, bạch thược, sài hồ, cam thảo, sinh khươn, bạc hà (Tiêu dao tán) có tác dụng sơ can giải uất; đan bì, chi tử, hoàng cầm có tác dụng thanh nhiệt lương huyết tả hỏa; câu đằng có tác dụng bình can thoái nhiệt.
Nếu thấy căng tức nhiều hai bên mạng sườn và tuyến vú thì gia xuyên luyện tử để tăng cường sơ tán.
Nếu kinh nguyệt không đều thì bài thuốc trên bỏ đương quy, sinh khương, gia hạ khô thảo, sinh địa, tang diệp để lương huyết thanh nhiệt điều kinh.
Nếu đắng miệng, đại tiện táo bón thì bài thuốc trên bỏ bạch truật, sinh khương, gia tang thầm, huyền sâm, sinh địa để tư âm nhuận táo.
Can thận âm hư
Lâm sàng: sốt từng cơn về buổi chiều khi sắp sạch kinh hoặc sau khi hết kinh, hai gò má đỏ, lòng bàn chân và tay nóng, bứt rứt, ngủ kém; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi ít và khô, mạch tế sác.
Phân tích: khi sắp sạch kinh hoặc sau khi hết kinh thì âm huyết đã tiết, âm hư không thể liễm dương nên dưỡng khí đưa ra ngoài gây sốt từng cơn về buổi chiều, lòng bàn chân và bàn tay nóng. Hư hỏa đưa lên trên nên thấy hai gò má đỏ. Nhiệt nhiều loạn tâm thần gây bứt rứt, mất ngủ. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của chứng can thận âm hư, tinh huyết bất túc.
Pháp điều trị: tư âm thanh nhiệt, lương huyết điều kinh.
Bài thuốc: Lưỡng địa thang (Phó thanh chủ chủ nữ khoa) gia vị
Sinh địa 12g, Địa cốt bì 12g, Huyền sâm 12g, Bạch thược 12g, A giao 12g, Mạch môn 12g, Bạch vị 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì sinh địa, bạch thược có tác dụng tư thận dưỡng can, thanh nhiệt lương huyết nên là quân dược; bạch vi, địa cốt bì có tác dụng dưỡng âm, thanh phục nhiệt ở âm phận nên là thần dược; huyền sâm, mạch môn, a gaio có tác dụng tư âm bổ huyết nên đều là tá và sứ dược.
Khí huyết hư dược
Lâm sàng: sốt khi hành kinh hoặc sau khi hết kinh, người lạnh, tự ra mồ hôi, mệt mỏi, hụt hơi, ngại nói; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế hoặc hư hoãn.
Phân tích: khí huyết hư nhiệt, dương khí ở vệ ngoại bất cố, doanh vệ bất hòa nên thấy sốt, người lạnh, tự ra mồ hôi. Khí hư nên thấy mệt mỏi, hụt hơi, ngại nói. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của khí hư huyết nhược.
Pháp điều trị: ích khí cố biểu, cam ôn trừ nhiệt.
Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang (Y lâm cải thác) gia vị
Đương quy 12g, Sinh địa 12g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 10g, Xích thược 12g, Sài hồ 12g, Cam thảo 10g, Cát cánh 10g, Đan bì 12g, Ngưu tất 12g, Chỉ xác 10g.
Các vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì đương quy, đào nhân, hồng hoa, xích thược, ngưu tất có tác dụng hoạt huyết hóa ứ; sinh địa, đan bì có tác dụng thanh nhiệt lương huyết; sài hồ, chỉ xác, cát cánh có tác dụng tuyên thông khí cơ; cam thảo để điều hòa các vị thuốc.
Nếu ứ nhiệt nội thịnh làm phủ khí không thông, kèm theo đau tức bụng dưới, đại tiện táo bón, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng thì gia đại hoàng, bại tương thảo.
Đau nhức người khi hành kinh
Khái niệm
Đau nhức toàn thân khi hành kinh: mỗi lần trước, đang hoặc sau khi hành kinh thấy xuất hiện đau nhức toàn thân, chân tay, các khớp.
Nguyên nhân bệnh sinh
Nguyên nhân bệnh sinh chủ yếu của chứng đau nhức toàn thân khi có kinh là do chính khí bất túc, doanh huyết thất điều, khi có kinh thì lại càng hư nên không nuôi dưỡng được cân mạch; hoặc do vốn bị hàn thấp lưu trệ, làm ngưng trệ khí huyết trong kỳ kinh, kinh mạch trệ tắc gây nên.
Huyết hư: bệnh nhân vốn bị huyết hư, hoặc mắc bệnh nặng, bệnh lâu ngày làm khí huyết đều hư. Khi hành kinh thì âm huyết dồn xuống bào cung, huyết thuận theo kinh tiết nên doanh huyết càng bất túc, không nuôi dưỡng được cân mạch dần gây nên chứng đau nhức toàn thân khi hành kinh.
Huyết ứ: bệnh nhân vốn bị hàn thấp lưu ở kinh lạc, cơ khớp nên huyết bị hàn thấp ngưng trệ. Khi thấy có kinh thì khí huyết ủng trệ ở xung nhâm, kinh mạch bị trở trệ, kết hợp với huyết ứ nên khí huyết vận hành không thông gây nên chúng đau nhức toàn thân khi hành kinh.
Chẩn đoán
Đặc điểm của bệnh là đau nhức toàn thân, chân tay, các khớp ở trước trong hoặc sau khi thấy hành kinh. Chứng bệnh cứ thế xuất hiện ở các chu kỳ kinh sau.
Biện chứng luận trị
Đau nhức toàn thân khi hành kinh phân thành hư chứng và thực chứng.
Hư chứng: thường đau xuất hiện sau khi hành kinh, kèm theo chân tay tê bì.
Thực chứng: đau trước hoặc trong khi hành kinh, chân tay nặng nề, chườm ấm thấy giảm đau.
Nguyên tắc điều trị chủ yếu là điều khí huyết, hòa kinh mạch. Trườn hợp khí huyết hư nhược thì dùng pháp ích khí hòa huyết, dưỡng doanh nhu cân; trường hợp huyết ứ thì dùng pháp hoạt huyết hóa ứ, tán hàn hoạt lạc.
Chứng huyết hư
Lâm sàng: chân tay đau nhức, tê bì hoặc mỏi trong khi hành kinh và sau khi hết kinh; số lượng kinh ít, sắc kinh nhợt, chất loãng; chất lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược.
Phân tích: huyết hư không nuôi dưỡng được cân mạch, khi hành kinh huyết càng bất túc, khí huyết vận hành không có lực nên thấy chân tay đau nhức, tê bì. Huyết hư nên khí nhược gây nên mỏi chân tay. Huyết hư nên xung nhâm không được nuôi dưỡng, huyết hải trống rỗn nên thấy hành kinh số lượng ít, sắc kinh nhợt. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của chứng huyết hư.
Pháp điều trị: dưỡng huyết ích khí, nhu cân chỉ thống
Bài thuốc: Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang (Kim quỹ yếu lược) gia vị
Hoàng kỳ 15g, Quế chi 12g, Bạch thược 12g, Sinh khương 10g, Đại táo 12g, Kê huyết đằng 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì hoàng kỳ, bạch thược có tác dụng ích khí dưỡng huyết; quế chi có tác dụng hòa doanh thông tắc trệ, phối hợp với bạch thược để nhu cân chỉ thống; sinh khương cay ấm để tăng cường tác dụng của quế chi; đại táo có tính vị ấm ngọt, có tác dụng ích khí dưỡng huyết; kê huyết đằng có tác dụng bổ huyết hoạt huyết.
Chứng huyết ứ
Lâm sàng: đau lưng, đau nhức chân tay, co duỗi các khớp khó khăn trước hoặc trong khi hành kinh, chườm ấm dễ chịu, gặp lạnh đau tăng, số lượng kinh ra ít, sắc kinh thẫm, có huyết cục; chất lưỡi ám tím, có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm khẩn.
Phân tích: bệnh nhân vốn đã ứ trệ, trước hoặc trong khi hành kinh khí huyết ủng trệ, kết hợp với hàn ứ làm ngưng trệ kinh mạch, khí huyết vận hành không thông gây nên đau lưng, đau nhức các khớp, co duỗi các khớp khó khăn. Huyết gặp ôn sẽ hành, gặp hàn sẽ ngưng nên khi gặp lạnh sẽ đau tăng, chườm ấm sẽ dễ chịu. Huyết ứ trệ ở xung nhâm gây số lượng kinh ít, sắc kinh thẫm, có huyết cục. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của hàn ngưng huyết ứ.
Pháp điều trị: hoạt huyết thông lạc, tán hàn hóa ứ.
Bài thuốc: Sấn thống tán (Hiệu chú phụ nhân lương phương) gia vị
Đương quy 15g, Hoàng kỳ 15g, Bạch truật 12g, Cam thảo chích 10g, Quế tâm 6g, Độc hoạt 10g, Ngưu tất 12g, Sinh khương 10g, Giới bạch 10g, Tang ký sinh 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì đương quy có tác dụng hoạt huyết dưỡng huyết nên là quân dược; quế tâm, giới bạch, sính khương, độc hoạt có tác dụng ôn dương tán hàn, thông lạc chỉ thống nên thần dược; bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo chích có tác dụng bổ khí, khí hành kinh huyết hành nên đều là tá dược; tang ký sinh, ngưu tất đưa thuốc vào cân cốt nên là sứ dược.
Nếu chân tay đau nhức nhiều thì thay quế tâm bằng quế chi để khai thông ra tứ chi.
Nếu thấy người lạnh, đau nhức dữ dội thì gia tế tân, tiểu hồi hương để tăng cường thông lạc tán hàn chỉ thống.
Nôn ra máu, chảy máu mũi khi hành kinh
Khái niệm
Nôn ra máu, chảy máu mũi khi hành kinh: mỗi khi trước, trong và sau khi hành kinh thấy triệu chứng nôn ra máu, chảy máu mũi có quy luật, khi hết kinh thì lại dừng nôn ra máu, chảy máu mũi. Triệu chứng trên còn gọi là nghịch kinh, đảo kinh. Trên lâm sàng hay thấy xuất hiện triệu chứng chảy máu mũi, thường gặp ở tuổi thanh niên, có thể kèm theo thấy triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh.
Nguyên nhân bệnh sinh
Nguyên nhân bệnh sinh của chứng nôn ra máu, chảy máu mũi khi hành kinh chủ yếu là huyết nhiệt, khí của xung nhâm thượng nghịch, kinh huyết vong hành. Khí là soái của huyết, huyết nhiệt thì khí nhiệt, khí nghịch thì huyết cũng nghịch. Cơ thể bệnh sinh chủ yếu là can kinh uất hỏa và phế thận âm hư.
Can kinh uất hỏa: bệnh nhân vốn dĩ ức uất, hoặc hay cáu giận làm tổn thương can, can uất hóa hỏa. Mạch xung lệ thuôc dương minh mà lại phụ ở can. Khi hành kinh thì khí mạch xung vượng thịnh, hiệp với can khí thượng nghịch, hỏa viêm khí nghịch hưn đốt huyết lạc, huyết thuận theo khí thăng gây nôn ra máu, chảy máu mũi.
Phế thận âm hư: phế thận vốn hư nhược, khi hành kinh thì âm huyết dồn xuống xung nhâm để ra kinh nên âm huyết càng hư, khí thịnh ở mạch xung thượng nghịch đưa hư hỏa lên trên, hun đốt phế lạc gây nôn ra máu, chảy máu mũi.
Chẩn đoán
Biểu hiện lâm sàng: mỗi khi trước, trong và sau khí hành kinh thấy triệu chứng nôn ra máu, chảy máu mũi.
Đặc điểm: triệu chứng nôn ra máu, cháy máu mũi có quy luật, khi hết kinh thì lại dừng.
Biện chứng luận trị
Nguyên nhân chủ yếu gây nên kinh huyết thượng nghịch là do nhiệt, tuy vậy, cũng cần phân biệt rõ hư chứng và thực chứng.
Nguyên tắc điều trị là nhiệt thì phải thanh, nghịch thì phải bình nên pháp điều trị chủ yếu là thanh nhiệt giáng nghịch, dẫn huyết hạ hành. Trong khi điều trị, không nên lạm dùng các vị thuốc có tính vị đắng lạnh để tránh háo khí thương huyết.
Can kinh uất hỏa
Lâm sàng: nôn ra máu, chảy máu mũi trước hoặc trong khi hành kinh, số lượng nhiều, máu ra có màu hồng tươi, bứt rứt, dễ cáu hoặc thấy đau tức hai bên mạng sườn, họng khô, miệng đắng, chóng mặt, ù tai, đại tiện táo bón, nước tiểu màu vàng, có thể thấy kinh trước kỳ, số lượng kinh ít, nếu nặng có thể không thấy kinh; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng hoặc vàng nhớp, mạch huyền sác.
Phân tích: can kinh uất hỏa, trước và trong khi hành kinh thì khí xung nhâm hiệp can hỏa thượng nghịch, nhiệt làm tổn thương dương lạc, huyết theo khí đưa lên trên gây nôn ra máu, chảy máu mũi, số lượng nhiều, sắc máu hồng tươi. Nhiệt nhiễu ở xung nhâ, làm kinh ra trước kỳ. Do nôn ra máu, chảy máu mũi số lượng nhiều nên làm giảm lượng kinh ra, nếu nặng có thể không thấy kinh. Kinh can phân bố hai bên mạng sườn, do can khí uất kết nên thấy đau tức hai bên mạng sườn. Can uất hóa hỏa nên thấy bứa rứt, dễ cáu giận, khô miệng, đắng miệng. Can hỏa thượng nhiễu gây chóng mặt, ù tai. Nhiệt hun đốt âm tân gây đại tiện táo bón, nước tiểu màu vàng. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của can nhiệt nội thịnh.
Pháp điều trị: sơ can thanh nhiệt, dẫn huyết hạ hành.
Bài thuốc: Thanh can dẫn kinh thang (Trung y phụ khoa học)
Đan bì 12g, Chi tử 10g, Đương quy 12g, Bạch thược 15g, Sinh địa 12g, Hoàng cầm 12g. Ngưu tất 12g, Xuyên lyện tử 10g, Khiếm thảo 10g, Bạch mao căn 12g, Cam thảo 10g.
Các vị trên thuốc sắc uống, ngáy 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì đường quy, bạch thược có tác dụng dưỡng huyết nhu can; sinh địa, đan bì có tác dụng thanh nhiệt lương huyết; chi tử, hoàng cầm có tác dụng thanh nhiệt lương huyết; chi tử, hoàng cầm có tác dụng thanh nhiệt giáng hỏa; xuyên luyện tử có tác dụng sơ can lý khí; khiếm thảo, bạch mao căn giúp sinh địa tăng cường tác dụng thanh nhiệt lương huyết; ngưu tất đưa có tác dụng dẫn huyết xuống dưới; cam thảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc.
Nếu ứ trệ bào cung gây đau nhiều bụng dưới thì gia tam thất, bồ hoàng để tăng cường hoạt huyết khứ ứ chỉ thống.
Phế thận âm hư
Lâm sàng: nôn ra máu, chảy máu mũi trước hoặc trong khi hành kinh, số lượng ít, máu ra tím thẫm, chóng mặt, ù tai, lòng bàn chân và bàn tay nóng, hai gò má đỏ, nóng bức từng cơn, ho khan, khô miệng, khát nước, kinh ra trước kỳ, số lượng ít, sắc kinh hồng; chất lưỡi hồng bóng, có thể không có rêu lưỡi, mạch tế sác.
Phân tích: phế thận hư làm hư hỏa đưa lên trên. Khi hành kinh thì khi thịnh ở mạch xung, na khí hỏa thường nghịch làm tổn thương phế lạc mà huyết lan tràn gây nôn ra máu, chảy máu mũi, số lượng ít, sắc tím thẫm. Âm hư sinh nội nhiệt gây chóng mặt, ù tai, nóng bức từng cơn, lòng bàn chân và bàn tay nóng, gò má đỏ. Hư nhiệt nội nhiều ở xung nhâm, bức huyết vong hành nên thấy kinh ra trước kỳ, số lượng ít. Hư hỏa hun đốt phế và thương tân nên thấy khô miệng, khát nước, ho khan. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của chứng âm hư sinh nội nhiệt.
Pháp điều trị: tư thận nhuận phế, dẫn huyết hạ hành.
Bài thuốc: Thuận kinh thang (Phó thanh chủ nữ khoa) gia vị
Đương quy 12g, Đan bì 10g, Thục địa 12g, Bạch thược 15g, Sa sâm 12g, Bạch linh 12g, Kinh giới sao 12g, Ngưu tất 12g, Trắc bá diệp 12g, Bạch mao căn 12g, Hạn liên thảo 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì đương quy, bạch thược có tác dụng dưỡng huyết điều kinh; sa sâm có tác dụng nhuận phế; thục địa có tác dụng tư thận dưỡng can; đan bì có tác dụng thanh nhiệt lương huyết; bạch linh có tác dụng kiện tỳ ninh tâm; kinh giới sao có tác dụng dẫn huyết quy kinh; ngưu tất có tác dụng đưa huyết xuống dưới; trắc bá diệp, bạch mao căn, hạn liên thảo có tác dụng lương huyết chỉ huyết.
Nếu thấy khát nước nhiều, đại tiện táo bón thì gia mạch môn, địa cốt bì để tăng cường tư âm thanh hư nhiệt.
Loét miệng lưỡi khi hành kinh
Khái niệm
Viêm loét miệng lưỡi khi hành kinh: mỗi khi hành kinh thấy xuất hiện các triệu chứng viêm loét miệng lưỡi. Các triệu chứng này xuất hiện có quy luật theo chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân bệnh sinh
Mặc dù triệu chứng loét phát ra ở miệng lưỡi nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt gây nên. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do âm hư hỏa vượng, hỏa nhiệt nội uẩn làm tâm nhiệt hoặc vị nhiệt hun đốt lên trên. Khi hành kinh thì khí của mạch xung thịnh, khí và hỏa thăng bốc đưa lên trên, hun đốt miệng lưỡi gây nên chứng viêm loét miệng lưỡi khi hành kinh.
Âm hư hỏa vượng: vốn dĩ âm hư, hoặc do ham muốn quá độ làm hỏa nội động, hoặc do nhiệt bệnh lâu ngày làm hao tân thương âm, kết hợp khi có kinh thì âm huyết dồn xuống xunh nhâm nên doanh huyết càng hư. Hư hỏa nội tích làm nhiệt đưa lên tâm và vị, hun đốt miệng lưỡi, dần dần gây viêm loét miệng và lưỡi. Sau khi hành kinh, hỏa khí ngoại tiết nên vết loét dần hết.
Vị nhiệt hun đốt: ăn nhiều đồ cay nóng, hoặc đồ bổ béo làm trường vị ủng nhiệt. Mạch xung lệ thuộc kinh dương minh. Trước khi hành kinh, khí mạch xung thịnh, theo kinh mạch nhiễu vị, kết hợp vị nhiệt đưa lên trên, hun đốt miệng và lưỡi gây nên viêm loét. Khi hết kinh, khí mạch xung bình phục nên vết viêm loét tự hết.
Chẩn đoán
Đặc điểm của chứng viêm loét miệng lưỡi là xuất hiện vết viêm loét liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh có tính chất quy luật, khi sạch kinh thì viêm loét tự liền.
Biện chứng luận trị
Chứng bệnh viêm loét miệng lưỡi thường thuộc nhiệt chứng. Pháp điều trị chứng bệnh này chủ yếu là thanh nhiệt.
Bệnh thuộc hư chứng thì dùng pháp dưỡng âm thanh nhiệt; bệnh thuộc thực chứng thì dùng pháp thanh nhiệt tả hỏa. Nếu kèm theo chứng thấp thì dùng pháp lợi tháp thanh nhiệt.
Âm hư hỏa vương
Lâm sàng: viêm loét miệng và lưỡi trước và trong khi thấy kinh, miệng khố, lòng bàn chân và tay nóng, số lượng nước tiểu ít và có màu vàng; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.
Phân tích: âm hư hỏa vượng, khi có kinh thì khí mạch xung thịnh, hỏa nhiệt đi theo khí mạch xung đưa lên trên, hun đốt tâm và vị gây nên viêm loét miệng và lưỡi. Âm tân không đưa được lên trên gây khô miệng. Âm hư không thể liễm dương nên thấy lòng bàn chân và bàn tay nóng. Nội nhiệt hun đốt tân gây thương dịch nên thấy số lượng nước tiểu ít và có màu vàng. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của chứng âm hư nội nhiệt.
Pháp điều trị: tư âm bổ thận, thanh nhiệt giáng hỏa.
Bài thuốc: Tri bá địa hoàng thang (Y tông kim giám)
Thục địa 12g, Đan bì 12g, Sơn thù 10g, Hoài sơn 12g, Trạch tả 12g, Bạch linh 12g, Tri mẫu 12g, Hoàng bá 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thục địa có tác dụng tư âm nên là quân dược; tri mẫu, hoàng bá, đan bì có tác dụng tư âm thanh phục hỏa của thận nên đều là thần dược; bạch linh, hoài sơn, trạch tả có tác dụng kiện tỳ lợi thủy thấm thấp, đưa nhiệt tà theo đường tiểu tiện ra ngoài nên đều là tá và sứ dược.
Vị nhiệt hun đốt
Lâm sàng: viêm loét miệng và lưỡi trước và trong khi thấy kinh, miệng hôi, khô miệng, thích uống nước, đại tiện táo bón, nước tiểu màu vàng; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng dày, mạch hoạt sác.
Phân tích: miệng là cửa của vị. Mạch xung lệ thuộc kinh dương minh. Trước kỳ kinh, khí mạch xung thịnh đưa lên trên nhiễu loạn vị làm vị nhiệt tích thịnh hun đốt lên trên gây viêm loét miệng và lưỡi, hôi miệng, khô miệng. Nhiệt thịnh hun đốt làm hao thương tân dịch gây nên đại tiện táo bón, nước tiểu màu vàng. Chất lưỡi và mạch là biểu biểu hiện của chứng vị nhiệt tích thịnh.
Pháp điều trị: thanh nhiệt tả hỏa, tiêu trừ vị nhiệt.
Bài thuốc: Lương cách tán (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương)
Đại hoàng 6g, Mang tiêu 10g, Cam thảo 10g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 12g, Liên kiều 10g, Trúc diệp 12g, Bạc hà 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì mang tiêu, đại hoàng có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa nên đều là quân dược. Liên kiều, chi tử, hoàng cầm có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên là thần dược. Trúc diệp có tác dụng thanh tâm lợi niệu làm cho hỏa của tâm theo đường tiểu tiện bài xuất ra ngoài; cam thảo có tác dụng hoãn cấp hòa trung; bạc hà có tính vị cay mát để tán nhiệt nên đều là tá và sứ dược.
Nếu thấy chứng tỳ hư, thấp nhiệt nội thịnh gây loét miệng hoặc môi miệng, miệng mọc phỏng nước, bụng đầy trướng, đại tiện phân thối khằn thì nên dùng pháp phương hương hóa trọc, thanh nhiệt lợi thấp; bài thuốc dùng Cam lộ tiêu độc đan (Y hiệu bí truyền)
Hoạt thạch 15g, Nhân trần 12g, Hoàng cầm 12g, Thạch xương bồ 12g, Bối mẫu 6g, Mộc thông 12g, Hoắc hương 12g, Xạ can 10g, Liêu kiều 12g, Bạc hà 12g, Bạch đậu khấu 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì hoắc hương, thạch xương bồ, bạc hà, bạch đậu khấu có tác dụng phương hướng hóa thấp, tuyên tiết khí cơ; hoàng cầm, liên kiều có tác dụng thanh nhiệt giải độc; hoạt thạch, mộc thông, nhân trần có tác dụng lợi thấp thanh nhiệt; xạ can, bối mẫu có tác dụng tán kết tả hỏa.
Ban chẩn khi hành kinh
Khái niệm
Ban chẩn khi hành kinh: mỗi lần hành kinh hoặc giữa chu kỳ kinh tự nhiên thấy xuất hiện các chứng hồng ban nổi khắp toàn thân hoặc thấy nổi mày đay, cảm giác ngứa bất thường, khi sạch kinh thì triệu chứng trên lại dần dần hết.
Nguyên nhân bệnh sinh
Chứng ban chẩn khi hành kinh thường do phong tà gây nên, vì huyết hư sinh phong hoặc do phong tà nhân lúc hành kinh thừa hư để xâm nhập.
Huyết hư: vốn dĩ cơ thể huyết hư, hoặc do sinh đẻ nhiều lần, hoặc do bệnh lâu ngày mà nuôi dưỡng kém làm cho doanh âm tổn thương. Khi hành kinh thì âm huyết càng bất túc làm huyết hư sinh phong, phong thịnh nên gây chứng ngứa.
Phong nhiệt: vốn dĩ dương thịnh hoặc do ăn quá nhiều đồ cay nóng làm huyết phận uấn nhiệt. Khi hành kinh thì khí huyết đều hư, phong tà thừa hư mà xâm nhập, phối hợp với nhiệt dần dần gây nên ban chấn.
Chẩn đoán
Chứng bệnh xuất hiện liên quan mật thiết đến chu kỳ kinh. Mỗi lần thấy kinh lại thấy da ngứa ngáy, nổi các đám mày đay hoặc nổi sẩn như hạt thóc trên da, khi sạch kinh các chứng đó lại hết, không phát hiện các nguyên nhân bất thường khác.
Biện chứng luận trị
Khi biện chứng cần căn cứ vào màu sắc ban sẩn, triệu chứng toàn thân và đặc điểm của kinh nguyệt để phân biệt hư chứng hay thực chứng.
Pháp điều trị chủ yếu của chứng bệnh này là dưỡng huyết khứ phong.
Khi điều trị, cần thận trọng khi dùng các vị thuốc có tính vị cay, ấm, thơm, táo.
Huyết hư
Lâm sàng: nổi mày đay khi hành kinh, ngứa ngáy khó chịu, ngứa nhiều về đêm, sắc mặt không tươi thuận, da khô; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế hoặc hư sác.
Phân tích: doanh âm bất túc, huyết hư sinh phong nên thấy ngứa ngoài da. Khi có kinh thì âm huyết lại càng hư gây nên các đám ban chẩn. Huyết thuộc âm nên ngứa xuất hiện nhiều về đêm. Huyết hư nên không nuôi dưỡng được phía trên đầu mặt gây sắc mặt không tươi nhuận. Huyết hư nên không nuôi dưỡng được da lông gây chứng da khô. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của chứng huyết hư sinh phong.
Pháp điều trị: dưỡng huyết ích khí, sơ phong giảm ngứa.
Bài thuốc: Đương quy ẩm tử (Chính trị chuẩn thằng)
Đương quy 12g, Xuyên khung 10g, Bạch thược 12g, Sinh địa 12g, Phòng phong 10g, Kinh giới 12g, Hoàng kỳ 12g, Cam thảo 10g, Bạch tật lê 10g, Hà thủ ô 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì đương quy, xuyên khung, sinh địa, bạch thược, hà thủ ô có tác dụng dưỡng huyết khứ phọng; hoàng kỳ, cam thảo có tác dụng ích khí cố biểu, phù chính khứ tà; bạch tật lệ, kinh giới, phòng phong có tác dụng sơ phong giảm ngứa.
Phong nhiệt
Lâm sang: nổi đám ban màu hồng khi thấy kinh, ngứa khó chịu, gặp góp và nóng thì ngứa càng tăng, khô miệng, thích uống nước, đại tiện phân táo, nước tiểu màu vàng; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
Phân tích: vốn dĩ huyết phận uẩn nhiệt, khi hành kinh thì huyết càng hư nên phong tả thừa hư mà xâm nhập cơ thể. Phong và nhiệt phối hợp, tà uất ở cơ phu gây nên các đám ban hồng, ngứa ngáy khó chịu. Nhiệt làm thương tân gây khô miệng, khát nước, đại tiện táo bón, nước tiểu màu vàng. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của chứng phong nhiệt nội thịnh.
Pháp điều trị: sơ phong dưỡng huyết, thanh nhiệt giảm ngứa.
Bài thuốc: Tiêu phong tán (Ngoại khoa chính tông)
Đương quy 12g, Sinh địa 12g, Kinh giới 12g, Phòng phong 10g, Khổ sâm 12g, Thương truật 12g, Thuyền thoái 6g, Mộc thông 12g, Hồ mà nhân 10g, Tri mẫu 12g, Thạch cao nung 15g, Ngưu bàng tử 10g, Cam thảo 10g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì đương quy, sinh địa, kinh giới, phòng phong, ngưu bàng tử, thuyền thoái có tác dụng dưỡng huyết thanh nhiệt tiết phong; khổ sâm, thương truật có tác dụng táo thấp thanh nhiệt giải độc; tri mẫu, thạch cao có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa; mộc thông, cam thảo có tác dụng thanh hỏa lợi niệu; hồ ma nhân có tác dụng dưỡng huyết nhuận táo nên các vị này đưa nhiệt theo đường đại tiểu tiện ra ngoài.
Tính khí bất thường khi hành kinh
Khái niệm
Tính khí bất thường khi hành kinh: trước và trong khi hành kinh thấy xuất hiện các chứng tình cảm bất thường như dễ cáu giận, bứt rứt, đau buồn, dễ khóc, ức uất, lẩm bẩm một mình, khó ngủ…
Nguyên nhân bệnh sinh
Nguyên nhân gây bệnh thường do tình chí nội thương, lo buồn quá mức hoặc do can khí uất kết gây nên.
Can khí uất kết: vốn dĩ ức uất, tinh thần không thoải mái, hoặc cáu giận thương can, can khí không thư thái, sơ tiết bất thường, can khí thiên vượng. Khi hành kinh thì âm huyết dồn xuống xung nhâm, khí của xung nhâm thiên thịh hoặc xung khí hiệp can khí đưa lên trên dần dần gây nên tính khí bất thường.
Đàm hỏa thượng nhiễu: vốn dĩ đàm thịnh, hoặc tình chí uất kết, uất lâu hóa hỏa, hun đốt tân dịch thành đàm, đàm và hỏa nội uẩn. Khi hành kinh, khí huyết dồn xuống hai mạch xung nhâm, khí mạch xung thịnh, phối hợp với đàm và hỏa đưa lên trên, bưng bít thanh khiếu nên thần minh nghịch loạn gây nên rối loạn tình chí.
Chẩn đoán
Đặc điểm của chứng bệnh là rối loạn tình chí xuất hiện khi đến kỳ hành kinh. Đại đa số bệnh nhân thường thấy rối loạn tình chí trước khi đến kỳ hành kinh; cũng có khi thấy khi đang hành kinh, thời gian kéo dài 5 – 10 ngày. Khi sạch kinh thì các triệu chứng trên lại hết.
Biện chúng luận trị
Can khí uất kết
Lâm sàng: khi chuẩn bị hành kinh hoặc đang hành kinh thấy cảm giác bực bội, ức uất, bứt dứt, dễ cáu giận…, kèm theo thấy đau tức ngực, khó vào giấc ngủ, không muốn ăn; rối loạn kinh trước hay sau không định kỳ, kinh ra không thông thoát, số lượng có thể ít hoặc có thể nhiều, có huyết cục; chất lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi nhớp mỏng, mạch huyền tế.
Phân tích: nguyên nhân bệnh là do tình chí bị tổn thương, can mất điều đạt làm tình chí bị ức uất. Can uất hóa hỏa gây bứt rứt, dễ cáu giận, khó vào giấc ngủ. Kinh quyết âm can đi lên phân bố hai bên mạng sườn. Can khí phạm tỳ vị nên thấy không muốn ăn. Can khí uất trệ làm xung nham thất điều gây kinh ra không thông, rối loạn kinh trước hay sau không định kỳ. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của chứng can uất.
Pháp điều trị: nhu can lý khi, giải uất an thần.
Bài thuốc: Tiêu dao tán (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương) gia vị
Sài hồ 12g, Đương quy 12g, Bạch linh 10g, Bạch thược 12g, Bạch truật 12g, Cam thảo 10g, Bạc hà 10g, Bá tử nhân 10g, Uất kim 10g, Đởm nam tinh 10g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì sài hồ, uất kim có tác dụng sơ can giải uất nên là quân dược. Đương quy, bạch thược có tác dụng dưỡng can, nhu can nên là thần dược. Đởm nam tinh có tác dụng lợi đớm sơ can; bạch linh, bá tử nhân có tác dụng dưỡng tâm định chí; bạch hà có tính vị cay mát phát tán để giúp cho giải uất nên các vị này đều là tá dược. Bạch truật có tác dụng kiện tỳ nên là sứ dược. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.
Nếu kèm theo chứng can nhiệt gây mặt đỏ, mắt đỏ, khô và đắng miệng, đại tiện táo bón, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác thì gia đan bì, chi tử để thanh can tiết nhiệt.
Nếu khó ngủ thì gia câu đằng, dạ giao đằng, long cốt, mẫu lệ để bình can giáng nghịch, an thần định chí.
Nếu kinh ra không thông thì gia ngưu tất để dẫn huyết hạ hành.
Nếu buồn bã, muốn khóc thì gia ngũ vị tử, phù tiểu mạch, mạch môn để ích khí dưỡng âm, ninh tâm an thần.
Đàm hỏa thượng nhiễu
Lâm sàng: trước hoặc trong khi hành kinh cảm giác thấy bồn chồn không yên, đau đầu, mất ngủ, mặt đỏ, mắt đỏ, nói năng không trình tự, đầy tức ngực hoặc tinh thần ức uất, rối loạn kinh trước hoặc sau kỳ, số lượng kinh nhiều; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhớp, mạch huyền hoạt sác.
Phân tích: uẩn tích hóa hỏa, khi hành kinh thì khí xung nhâm phối hợp đàm hỏa đưa lên trên làm nhiễu loạn thần minh gây bồn chồn không yên. Đàm hỏa nội uẩn, đưa lên trên làm nhiễu thanh khiếu gây bứt rứt, đầy tức ngực. Đàm hỏa nhiễu loạn xung nhâm, bức huyết vong hành gây kinh ra nhiều. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của chứng đàm hỏa nội thịnh.
Pháp điều trị: thanh nhiệt tiêu đàm, trấn tâm an thần.
Bài thuốc: Sinh thiết lạc ẩm (Y học tâm ngộ)
Sinh thiết lạc 5g, Thiên môn 12g, Mạch môn 12g, Bối mẫu 10g, Đởm nam tinh 10g, Trần bì 10g, Viễn chí 10g, Liên kiều 12g, Bạch linh 10g, Phục thần 10g, Huyền sâm 12g, Câu đằng 12g, Đan sâm 12g, Thần sa 3g, Thạch xương bồ 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì sinh thiết lạc (Fe3O4) có tác dụng bình can giáng nghịch nên là quân dược; đởm nam tinh, bối mẫu, trần bì, bạch linh có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm nên là thần dược; thạch xương bồ, viễn chí, phục thần, đan sâm, câu đằng, thần sa có tác dụng tuyên khiếu an thần nên là tá dược; mạch môn, thiên môn, liên kiều, huyền sâm có tác dụng tư âm thanh nhiệt nên là sứ dược.
KẾT LUẬN
Đặc điểm phát các triệu chứng bệnh trước và sau khi thấy kinh nguyệt có mối liên quan mật thiết đến thay đổi sinh lý của trước và sau khi hành kinh, thường phát bệnh liên quan đến hai mạch xung nhâm, tổn hại đến các tạng can, tỳ, thận. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là âm dương khí huyết thất điều kết hợp với hàn nhiệt hư thực thác tạp.
Chứng bệnh ở phía nửa trên cơ thể thường là thực chứng, nhiệt chứng hoặc là chứng bản hư tiêu thực.
Chứng bệnh ở phía nửa dưới có thể thường là hư chứng, hàn chứng.
Chứng bệnh ở xunh quanh thân mình thường là hư thực thác tạp.
Nguyên tắc điều trị cơ bản là điều dưỡng kết hợp với điều trị triệu chứng trước sau hành kinh, chú ý đến công tác dự phòng và chăm sóc vệ sinh thân thể để ngăn chặn triệu chứng trầm trọng thêm và tái phát.
Bài thuốc đông y trị chứng bệnh trước sau khi hành kinh mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh
Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ
THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền
Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM
ĐT & Zalo: 0904 890 895
Email: thienminhyquan88@gmail.com
Webiste: www.thienminhyquan.com