Bài thuốc đông y trị bệnh ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là những tổn thương ác tính, phát triển thành khối ở đại tràng. Ung thư đại tràng có thể tiên phát hoặc thứ phát, tiến triển liên tục, nặng dần dẫn đến tử vong.
Ung thư đại tràng là bệnh hay gặp ở Mỹ, Canada, Tây Âu, đứng hàng thứ hai về tỷ lệ chết do ung thư. Tỷ lệ mắc trung bình là Đông Âu và nước công nghiệp mới, tỷ lệ thấp ở châu Phi, châu Á và một phần châu Mỹ La Tinh. Ung thư đại tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ nhưng nam gặp nhiều hơn và tuổi hay gặp 40 – 50. Ung thư đại tràng phải chiếm khoảng 30 – 40%, ung thư đại tràng trái chiếm khoảng 50 – 60%. Tại Việt Nam ghi nhận ung thư Hà Nội của Bệnh viện K từ năm 1988 – 1992 có 7.552 trường hợp ung thư, trong đó có 449 trường hợp ung thư đại – trực tràng, đứng hàng thứ năm ở cả hai giới sau ung thư phế quản, dạ dày, gan và vú (nữ).
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng. Dưới đây là những yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng:
Một số bệnh hoặc các trạng thái bệnh được coi là bệnh dễ chuyển thành ung thư đại tràng: polyp nhung mao, polyp đơn độc kích thước từ 1 – 2cm trở lên, bệnh polyp đại tràng ở những phụ nữ bị ung thư vú hay ung thư tử cung thì có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao hơn ở những cũng có thể là cơ sở cho ung thư đại tràng phát triển (3 – 5%).
Vai trò của các chất ăn uống: chế độ ăn quá nhiều calo, nhiều mỡ, ít thức ăn xơ, tạo điều kiện thuận lợi cho yếu tố sinh ung thư hoặc đồng yếu tố sinh ung thư (cocarcinogene) từ các dẫn chát của muối mật.
Yếu tố di truyền: theo kiểu gen trội (ở những người có gia đình đã bị ung thư đại tràng hoặc ung thư nhiều tạng khác hoặc có bệnh polyp gia đình… thì tỷ lệ ung thư đại tràng cao hơn ở các gia đình khác).
Chẩn đoán ung thư đại tràng
Chẩn đoán tổ chức học
Chẩn đoán tổ chức học có thể xác lập chuẩn đoán ung thư đại tràng. Kiểm tra xét nghiệm này không chỉ xác định tính chất của khối u, loại tổ chức học và độ ác tính, đồng thời có thể quyết định phương án điều trị.
Chẩn đoán lâm sàng
Trong chẩn đoán lâm sàng ung thư đại tràng thì phương pháp thăm khám trực tràng bằng tay, nội soi đại tràng, kiểm tra bằng chẩn đoán hình ảnh, chụp X quang baride đại tràng, CT scanner đại tràng, MRI đại tràng, kiểm tra ECHO, hình ảnh chụp mạch máu, hình ảnh hạch, kiểm tra sinh hóa miễn dịch (CEA)… đều là phương pháp có giá trị.
Soi đại tràng: là phương pháp chẩn đoán hiệu quả và có tính chuẩn xác cao nhất, ngoài quan sát rõ được bên ngoài ổ bệnh còn có thể sinh khiết trong tổ chức để kiểm tra bệnh lý.
Chụp đối quang kép khung đại tràng: bơm một khối lượng nhỏ baride, đồng thời bơm hơi để dàn mỏng lớp baride bám trên mặt đại tràng rồi chụp. Phương pháp này có thể phát hiện được khối u có kích thước nhỏ và có thể thay thế cho soi đại tràng (đặc biệt có hiệu quả trong đoạn đại tràng hẹp mà không đưa ống soi quan sát được).
Thăm trực tràng bằng tay: bình thường phương pháp thăm trực tràng bằng tay, ngón tay có thể phát hiện ống hậu môn, trực tràng (7 – 8cm) có u hay không; phương pháp này đơn giản nhất, dễ tiến hành nhưng độ tin cậy rất cao.
Dựa vào xét nghiệm phân: phản ứng Weber – Mayer (+) có thể phát hiện được ung thư trước khi có biến chứng và ung thư giai đoạn sớm. Phương pháp đơn giản, tiến hành, có thể áp dụng kiểm tra đại tràng với quy mô lớn. Nếu sau phẫu thuật ung thư đại tràng, kiểm tra xét nghiệm phân có máu thì phải nghĩ đến ung thư tái phát hoặc có u mới hình thành trong ống tiêu hóa.
Kháng nguyên bào CEA (carcino embryronic antigen): CEA tuy không phải là tương quan kháng nguyên đặc hiệu của ung thư đại tràng, không có giá trị đặc biệt trong chẩn đoán nhưng có y nghĩa nhất đinh trong theo dõi và đánh giá kết quả điều trị, tiên lượng và khả năng tái phát. Bệnh nhân ung thư đại tràng trước phẫu thuật CEA bình thường thì sau phẫu thuật tiên lượng xấu. Nếu sau mổ CEA không giảm lại tăng cao thì chứng tỏ khối u tái phát hoặc đã di căn (xuất hiện trước khi có dấu hiệu lâm sàng trên 3 tháng).
Nồng độ CA 19-9 có thể tăng cao rõ rệt trong u đường tiêu hóa, có thể cho rằng nó là một tiêu chỉ u của đường tiêu hóa, khi loại trừ một số bệnh như viêm tụy mãn tính, sỏi mật, xơ gan, suy thận, đái tháo đường.
Kiểm tra CA 19-9, AFP và CEA kết hợp để chẩn đoán u dạ dày, đại tràng thì hiệu quả càng cao.
Bệnh sử: bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên, gần đây thay đổi thói quen đại tiện, tiêu hóa kém, thiếu máu không rõ nguyên nhân và gầy sút, đại tiện ra máu đều phải cảnh giác cao với ung thư đại tràng.
Chẩn đoán giai đoạn
Đối với ung thư đại tràng, phân loại giai đoạn truyền thóng áp dụng theo phân loại Dukes. Năm 1978, Hiệp hội Ung thư Đại tràng Trung Quốc lần thứ nhất đã đề ra phương pháp phân loại giai đoạn bệnh lý ung thư đại tràng, hiện nay trở thành phương pháp được đánh giá tương đối thống nhất của Trung Quốc.
Giai đoạn 1 (Dukes A):
0: u khu trú ở niêm mạc.
1: u xâm lấn hạ niêm mạc.
2: u xâm lấn lớp cơ đại tràng.
Giai đoạn 2 (Dukes B):
U xâm lấn qua lớp cơ đến thanh mạch hoặc xâm lấn đến cơ quan và tổ chức xung quanh nhưng còn có thể cắt bỏ toàn bộ khối u (chưa di căn hạch).
Giai đoạn 3 (Dukes C):
1: u chưa xâm lấn hết thành ruột, có hạch di căn lân cận.
2: u xâm lấn hết thành ruột, có hạch di căn lân cận.
Giai đoạn 4 (Dukes D):
1: di căn xa đến cơ quan khác (gan, phổi, xương, não…).
2: có di căn hạch xa như di căn hạch thượng đòn… hoặc hạch di căn đến gốc mạch máu cung cấp, không thể phẫu thuật vét hết toàn bộ.
3: có di căn phúc mạc, không thể phẫu thuật cắt toàn bộ.
4: khối u đã xâm lấn rộng đến cơ quan lân cận không thể phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.
Phân loại giai đoạn theo TNM (Tổ chức Ung thư Thế giới: UICC):
T: u nguyên phát.
Tx: chưa đánh giá được nguyên phát.
T0: chưa có u nguyên phát.
Tis: ung thư tại chỗ.
T1: u xâm lấn đến dưới niêm mạc.
T2: u xâm lấn lớp cơ.
T3: u xâm lấn đến lớp thanh mạc.
T4: u xâm lấn đến cơ quan lân cận.
N: hạch tại vùng.
Nx: chưa đánh giá được hạch tại vùng.
N0: chưa có di căn hạch tại vùng.
N1: di căn từ 1 – 3 hạch tại vùng.
N2: di căn từ 4 hạch trở lên.
N3: di căn hạch dọc theo đường đi thân động mạch trực tràng.
M: di căn xa.
M0: chưa có di căn xa.
M1: có di căn xa.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm đại tràng mạn tính, hội chứng lỵ.
Những nguyên nhân gây chảy máu tươi như trĩ, polyp, u mạch máu.
Tắc ruột, lồng ruột.
Các u ở ngoài đại tràng.
Các khối u lành tính đại tràng.
Lao ruột.
Bệnh Crohn.
Viêm đại – trực tràng chảy máu.
U amip.
Y học cổ truyền
Khái niệm
Ung thư đại tràng là ung thư bao gồm từ đoạn manh tràng đến trực tràng, là u ác tính thường gặp. Theo y học cổ truyền, các chứng mô tả bệnh ung thư đại tràng thuộc phạm trù tạng độc, tích tụ, trĩ hậu môn, hạ huyết, hạ lỵ…
Nguyên nhân bệnh sinh
Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư đại tràng là do ẩm thực thất điều, thấp nhiệt hạ trú, tình chí uất kết, khí cơ nghịch loạn, khí huyết ứ trệ, thấp và độc tà ứ trệ phía dưới; kết hợp với chính khí hư suy làm công năng tạng phủ thất điều gây nên.
Yếu tố ăn uống: uống rượu vô độ, ăn nhiều thức ăn béo ngọt làm tổn thương tỳ vị, vận hóa thất thường gây thấp sinh nhiệt; thấp nhiệt thừa hư xâm nhập xuống dưới, kết ở đại tràng, uẩn độc lâu ngày thành u. Trong cuốn “Tích tụ yếu quyết. Tích tụ” có nêu: người ăn uống nhiều, nghiện rượu, bụng kết thành u, bụng đau, trướng bụng cấp. Do thấp nhiệt ủng trệ trong đại tràng, khí cơ trở trệ, nhu động thất thường làm cho bụng trướng đau, mót rặn hoặc đi lỏng hoặc táo bón. Thấp nhiệt hun đốt đại tràng làm tổn thương mạch lạc, độc ứ nội kết gây đi ngoài phân lẫn máu hoặc có thể thấy mủ lẫn máu.
Yếu tố tình chí: ưu tư uất nộ, vị trường bất hóa, khí cơ không thông, khí trệ huyết ứ lâu thành khối u. Trong cuốn “Ngoại khoa chính tông. Tạng độc luận” có nêu: tình chí uất kết, can không điều đạt làm can khí uất trệ, tỳ khí uất kết, khí cơ trở trệ, huyết hành không thông, kinh lạc trệ tắc, mạch lạc ứ trệ ngưng kết thành u.
Yếu tố cơ địa – thể chất: nguyên nhân gây ung thư đại tràng có nhiều như ẩm thực thất điều, thấp nhiệt lưu trú, tình chí thất điều nhưng không thể phủ nhận yếu tố quyết định phát bệnh là do chính khí hư suy. Trong “Tố vấn” có nêu: “chính khí tổn nội, tà bất khả can”, “tà chi sở thấu, kỳ khí tất hư”. Trong “Cảnh Nhạc toàn thư. Tích tụ” cho rằng: phàm những người có tỳ thận bất túc và suy nhược đa số có bệnh tích tụ. Tỳ hư gây rối loạn vận hóa trung tiêu, thận hư làm hạ tiêu không hóa, chính khí không hành làm cho tà độc thừa cơ xâm nhập.
BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
Căn cứ biện chứng
Căn cứ biểu hiện lâm sàng của ung thư đại tràng, điều trị bằng y học cổ truyền có thể tham khảo biện chứng, cách thức điều trị của đại tràng trong chứng tạng độc, tích tụ, trĩ hậu môn, hạ huyết, hạ lỵ…
Đặc điểm của bệnh chủ yếu là bản hư tiêu thực. Trong đó, bản hư thường do tỳ vị hư nhược hoặc tỳ thận lưỡng hư; tiêu thực chủ yếu liên quan đến thấp nhiệt, ứ độc.
Y học cổ truyền cho rằng những bệnh tích thường thuộc hư, do hư gây nên tích, do tích lại gây nên hư; hai yếu tố quan hệ nhân quả, hư là căn bản. Trong điều tị khối u thì pháp điều trị xuyên suốt toàn bộ quá trình là pháp bổ dưỡng. Y học cổ truyền luôn nhấn mạnh biện chứng luận trị, biện chứng chỉ là thông qua biểu hiện để thấy bản chất. Các thầy thuốc y học cổ truyền tuyệt đại đa số biết vấn đề cơ bản này nhưng thực tế khi ứng dụng lâm sàng biện chứng trở thành biện bệnh, bỏ qua các biểu hiện triệu chứng, chưa nghiên cứu sâu mà đã sử dụng chỉ đạo lâm sàng nên hiệu quả điều trị không được như mong muốn.
Nguyên tắc điều trị
Giai đoạn đầu của ung thư đại tràng thường do thấp nhiệt uẩn kết, giai đoạn sau thường liên quan đến khí trệ huyết ứ.
Khi chính khí còn tương đối tốt thì pháp điều trị chủ yếu là thanh nhiệt lợi thấp, hành khí hoạt huyết.
Bệnh ở giai đoạn muộn, có thể xuất hiện tỳ thận dương hư, biểu hiện khí huyết lưỡng hư, vì thế phải chú ý đến bồi bổ chính khí. Pháp điều trị cơ bản là ôn bổ tỳ thận, bổ ích khí huyết, tiêu bản kiêm trị.
PHÂN THỂ ĐIỀU TRỊ
1.THỂ THẤP NHIỆT UẨN KẾT
Triệu chứng: bụng đau từng cơn, nước tiểu lúc đỏ lúc trong, đau quặn bụng, mót rặn, tức ngực, miệng khát, buồn nôn, ăn kém, rêu lưỡi vàng nhợt, mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, thanh tràng tán kết.
Bài thuốc: Hòe giác hoàn (Đan Khế tâm pháp) gia giảm.
Hòe giác 15g, Hoàng cầm 10g, Hồng đằng 15g, Địa du 15g, Hoàng bá 10g, Ý dĩ 30g, Chỉ xác 10g, Bạch đầu ông 15g, Bại tương thảo 30g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên thì hòe giác, địa du, bạch đầu ông có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc thanh tràng. Hoàng cầm, hoàng bá có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc. Hồng đằng có tác dụng thanh trường giải độc, hoạt huyết chỉ thống. Chỉ xác, ý dĩ có tác dụng khoan tràng hành khí, thấm thấp kháng u. Bại tương thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu loét bài nùng, khứ ứ chỉ thống.
Nếu đại tiện ra máu thì gia huyết dư thán 10g, cỏ xuyến 10g, tam thất bột 05g pha vào khi uống.
Nếu đại tiện táo thì gia đại hoàng 05 – 10g, chỉ thực 10g, hậu phác 10g.
Nếu đau bụng, đi ngoài nhiều lần thi gia mã xỉ hiện 30g, bạch đầu ông 30g.
Nếu bụng trướng đau thì gia mộc hương bắc 10g, trần bì 10g, huyền bồ 15g, xích thược 15g, bạch thược 15g.
Nếu bụng có khối u thì gia hạ khô thảo 30g, hải tảo 15g, côn bố 15g, tam lăng 10g, thương truật 10g.
2.THỂ KHÍ TRỆ HUYẾT Ứ
Triệu chứng: bụng trướng, đau chói, khối u cứng chắc và không di động, đi ngoài phân đen có dình máu, mót rặn, chất lưỡi tím tối hoặc có ứ ban, rêu lưỡi vàng, mạch sáp.
Pháp trị: hành khí hoạt huyết, tiêu u tán kết.
Bài thuốc: Tứ vật đào hồng thang (Y tông kim giám) gia giảm.
Đương quy 12g, Hồng hoa 08g, Hương phụ 12g, Xuyên khung 12g, Chỉ xác 10g, Diên hồ sách 10g, Xích thược 10g, Ô dược 10g, Hồng đằng 30g, Đào nhân 10g, Đan bì 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên thì đương quy, xuyên khung, xích thược, đào nhân, hồng đằng có tác dụng hoạt huyết khứ u ứ. Đan bì có tác dụng lương huyết, hoạt huyết. Chỉ xác, hương phụ, diên hồ sách có tác dụng lý khí, làm khí hành tắc huyết hành. Hồng đằng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết chỉ thống. Ô dược có tác dụng hành khí chỉ thống.
Nếu bụng cứng đầy, đau thì gia xuyên luyện tử 15g, xuyên sơn giáp sao 15g, đan sâm 15g.
Nếu đau quặn bụng, mót rặn thì gia mộc hương bắc 10g, đằng lệ căn 30g.
Trong bụng có khối u (thuộc tực chứng) thì gia tam lăng 15g, thương truật 15g. Nếu đại tiện táo bón (thuộc hư chứng) thì gi hỏa ma nhân 15g, bá tử nhân 15g; đại tiện táo (thể thực chứng) thì gia đại hoàng 05 – 10g, chỉ thực 10g.
3.THỂ TỲ THẬN DƯƠNG HƯ
Triệu chứng: sắc mặt vàng nhợt, lưng đau mỏi, bụng lạnh, chân tay lạnh, bụng đau âm ỉ, thích xoa, thích ấm, đi lỏng vào sáng sớm hoặc đi ngoài ra nhầy không cầm được, chất lưỡi nhạt, rêu trắng nhợt, mạch trầm tế vô lực.
Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận, ích khí cố sáp.
Bài thuốc: Phụ tử lý trung hoàn (Hòa tễ cục phương) phối hợp với Tứ thần hoàn (Chứng trị chuẩn thằng) gia giảm.
Đảng sâm 15g, Can khương 10g, Ngũ vị tử 06g, Bạch truật 12g, Phụ tử chế 10g, Ngô thù du 10g, Phục linh 10g, Nhục đậu khấu 10g, Ý dĩ 30g, Cam thảo chích 05g, Bổ cốt chí 10g.
Bài thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên thì đảng sâm có tác dụng bổ khí, cường tráng tỳ vị. Bổ cốt chỉ tác dụng ôn bổ tỳ thận. Ngô thù du, phụ tử, can khương có tác dụng ôn trung tán hàn. Nhục đậu khấu có tác dụng ôn tỳ thận chỉ tả. Bạch truật, phục linh, sinh ý dĩ có tác dụng kiện tỳ lợi thấp. Ngũ vị tử có tác dụng thu liễm cố sáp. Cam thảo chích có tác dụng bổ trung, phù chính và điều hòa các vị thuốc.
Nếu thận dương hư rõ rệt thì gia dâm dương hoắc 15g, ba kích 12g, quế nhục 05g. Nếu đại tiện ra máu nhiều, sắc thẫm thì gia hoàng thổ 30g, ngải diệp 15g.
Nếu đại tiện nhiều lần thì gia kha tử 10 – 20g.
Nếu kiêm cổ trướng, thiểu niệu thì gia bạch mao căn 30g, đại phúc bì 30g, phục linh bì 30g.
4.THỂ KHÍ HUYẾT LƯỠNG HƯ
Triệu chứng: người gầy, sắc mặt trắng nhợt, hụt hơi, mệt mỏi, đại tiện phân nát hoặc sa niêm mạc trực tràng hoặc đại tiện táo, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch tế nhược vô lực.
Pháp điều trị: bổ khí dưỡng huyết, phù chính cố bản.
Bài thuốc: Bát trân thang (Chính thể loại yếu) gia giảm.
Đương quy 15g, Đảng sâm 15g, Sinh hoàng kỳ 15g, Bạch thược 10g, Bạch truật 10g, Cam thảo chích 06g, Thục địa 15g, Phục linh 10g, Xuyên khung 10g, Thăng ma 05g.
Bài thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên thì đảng sâm, sinh hoàng kỳ, thục địa có tác dụng ích khí dưỡng huyết. Phục linh, bạch truật có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Đương quy, bạch thược có tác dụng dưỡng huyết hòa vình. Chích cam thảo có tác dụng hòa trung ích khí. Xuyên khung có tác dụng hoạt huyết hành khí. Thăng ma có tác dụng ích khí thăng đề.
Nếu kiêm nhịp tim không đều, mất nủ thì gia táo nhân sao 10g, bá tử nhân 10g, viễn chí 10g.
Nếu sa niêm mạc trực tràng, đại tiện nhiều lần thì gia sài hồ 15g, kha tử 10g.
Nếu đại tiện có máu theo phân gia thì ngải diệp 10g, tam thất 10g, hoàng thổ 10g (đóng bao để sắc).
PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ CỦA TRUNG QUỐC
Một số vị thuốc hay dùng
Ung thư đại tràng thường sử dụng các vị thuốc: hồng đằng, bại tương thảo, bạch đầu ông, khổ sâm…
Một số thuốc thành phẩm thường dùng
Viêm nang Phức phương ban miêu:
Thành phần: hoàng kỳ, nhân sâm, ban miêu…
Tác dụng: kháng u rõ rệt và có hiệu quả thanh nhiệt giải độc, tiêu u tán kết; có khả năng tăng cường miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu của cơ thể.
Chỉ định: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư đại tràng, u hệ thống tiết niệu, bệnh phụ khoa ác tính… và điều trị nhiều loại u khác, điều trị củng cố sau phẫu thuật các loại u.
Có thể kết hợp thuốc trên với hóa chất, xạ trị để tăng hiệu quả điều trị và giảm độc tính của hóa chất và tác dụng phụ của xạ trị.
Viêm nang Phức phương hồng đậu sam:
Thành phần chính chiết suất từ hạt thông đỏ.
Tác dụng: ức chế phân chia tế bào khối u, điều trị nhiều loại u; đồng thời có tác dụng phù chính khứ tà, thông lạc tán kết.
Chỉ định: các trường hợp ung thư giai đoạn vừa và muộn (ung thư tuyến vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư trực tràng, ung thư gan, ung thư máu…) có biểu hiện của chứng khí hư đàm thấp, khí âm lưỡng hư, khí trệ huyết ứ.
Thuốc dùng ngoài điều trị ung thư đại tràng
Thụt nữ đại tràng: nha đảm tử 15 hạt, bạch cập 15g, khổ sâm 30g, bạch đầu ông 30g, nhũ hương 30g, một dược 30g. Các vị thuốc trên cho thêm 1.000ml nước, sắc còn 300 – 500ml, lọc để nguội, thụt giữ đại tràng, cách ngày 01 lần. Phương pháp này dùng phù hợp cho tất cả các thể ung thư đại tràng.
Đặt đạn thuốc:
Amoniclorua 03g (một loại khoáng), nha đảm tử 10g, ô mai nhục 15g, băng phiến 1,5g, chế thành 03 viên. Đặt hậu môn, ngày 01 – 02 lần, 01 viên/lần, có hiệu quả tốt trong ung thư trực tràng làm hẹp lòng đại tràng, đại tiện khó.
KẾT LUẬN
Ung thư đại tràng so với các ung thư khác ở đường tiêu hóa thì có tiên lượng tốt hơn cả, được coi là có ưu tiên để chữa khỏi bệnh. Các biện pháp phát hiện và chẩn đoán sớm sẽ có tỷ lệ khỏi bệnh sau điều trị tăng lên.
Việc phát hiện ra chỉ điểm khối u mở ra khả năng về phát hiện sớm. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì vấn đề hiệu quả và chi phí phải hết sức chú ý. Việc thăm trực tràng bằng tay khi có hội chứng lỵ dai dẳng giúp cho chẩn đoán sớm ung thư đại tràng với hiệu quả cao. Khám sàng lọc ung thư đại tràng cần chú ý:
Trong việc khám về tiêu hóa thường quy cần tiến hành thăm khám trực tràng.
Sau 50 tuổi, xét nghiệm máu trong phân, soi đại tràng và trực tràng 3 – 5 năm một lần.
Cần chú ý các đối tượng có nguy cơ cao như tiểu sử gia đình có ung thư đại tràng, polyp…
Ngoài các nghiên cứu điều trị bổ sung như tia xạ, hóa chất, miễn dịch; thuốc đông y dùng phối hợp cho bệnh nhân ung thư đại tràng từng giai đoạn có tác dụng tăng sức đề kháng, hạ tỷ lệ tái phát và di căn, tăng chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống của người bệnh.
Bài thuốc mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh
Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ
THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền
Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM
ĐT & Zalo: 0904 890 895
Email: thienminhyquan88@gmail.com
Webiste: www.thienminhyquan.com