Bài thuốc đông y trị bệnh tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng dịch trong khớp gối nhiều lên, có thể phát hiện dễ dàng trên lâm sàng. Tình trạng tràn dịch có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chấn thương, bệnh lý hoặc nhiễm khuẩn… Tràn dịch khớp gối sẽ làm hạn chế cử động của khớp gối và có thể gây đau khi bệnh nhân đi lại. Trong một số trường hợp việc chọc hút dịch có thể sẽ làm cho bệnh nhân dễ chịu tuy nhiên nếu xác định được chính xác nguyên nhân để điều trị để thì là lý tưởng.
Nguyên nhân
Theo YHHĐ:
Các nguyên nhân của tràn dịch khớp gối có thể là:
Chấn thương: Chấn thương các cấu trúc giải phẫu có thể gây đau và gây tràn dịch khớp gối.
Một số nguyên nhân chấn thương thường gặp là:
Gãy xương.
Rách sụn chêm khớp gối.
Đứt các dây chằng khớp gối: dây chằng chéo trước hoặc dây chằng chéo sau
Tình trạng chấn thương do quá tải khớp gối, thường do tổn thương sụn khớp
Bệnh lý và một số nguyên nhân khác: Một số bệnh lý và nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối có thể gặp là:
Thoái hóa khớp.
Viêm khớp dạng thấp.
Nhiễm trùng khớp.
Gout.
Viêm bao hoạt dịch khớp nhiều nguyên nhân như: viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính hay sau chấn thương, …
Các dạng mang bao hoạt dịch khớp.
Bệnh lý rối loạn về tình trạng đông máu.
Theo Đông y
Theo Đông y, bệnh tràn dịch khớp gối thuộc chứng Tý, nghĩa là bế tắc không thông, do sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh đã nhanh chóng phối hợp với nhau và xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây chèn ép và sinh ra tràn dịch khớp gối. Một số khác thì do chính khí huyết bị tắc nghẽn, gây chèn ép và sinh ra tràn dịch khớp gối. Một số khác thì do chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được các cân mạch, gây tràn dịch và sưng đau tấy đỏ.
Một số yếu tố thuận lợi là:
Tuổi: thường gặp hơn ở lứa tuổi trên 55.
Các hoạt động thể thao: Những người tham gia nhiều vào các hoạt động thể thao có nguy cơ chấn thương nhiều hơn, đặc biệt là những chuyên môn thể thao liên quan đến các chuyển động đột ngột của khớp như bóng đá, bóng rổ, …
Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ làm quá tải khớp gối, đặc biệt làm tăng nguy cơ vi chấn thương cho các thành phần của khớp, trong đó có sụn khớp vì vậy làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp, là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây tràn dịch khớp gối.
Các nguyên nhân gây tràn dịch gối có những nguyên nhân có thể điều trị khỏi triệt để nhưng có những nguyên nhân có thể được chẩn đoán ra nhưng cũng không điều trị khỏi hoàn toàn được.
Triệu chứng
Các dấu hiệu của tràn dịch khớp gối điển hình bao gồm:
Sưng nề: Một bên gối có thể sẽ to hơn bên kia. Khi đánh gí cần dựa vào các mốc xương để so sánh hai bên.
Hạn chế vận động khớp: Khớp gối của bạn sẽ bị hạn chế vận động do lượng dịch trong khớp cản trở nên vận động khớp.
Đau: Tùy theo nguyên nhân gây tràn dịch khớp mà có thể sẽ có triệu chứng đau khớp, đôi khi do đau mà bệnh nhân không thể đi lại được.
Biến chứng: Nếu không được điều trị, dịch trong khớp gối sẽ làm hạn chế vận động khớp, việc chọc hút dịch khớp nhiều lần làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và nếu có nhiễm trùng thì sẽ phá hủy khớp và có thể ảnh hưởng đến toàn thân bệnh nhân.
Sự nguy hiểm của bệnh tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối là căn bệnh nguy hiểm, có thể khiến cho khớp gối nhanh chóng bị sưng tấy, đau nhức vô cùng khó chịu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bên cạnh đó, việc người bệnh bị tràn dịch khớp gối trong khoảng thời gian dài sẽ rất dễ đối diện với một số biến chứng nguy hiểm như sau:
Căng cơ, cứng cơ, dính khớp: Các hoạt động ở cơ chân của người bệnh trở nên yếu đi và có dấu hiệu bị lệch sang một bên.
Đau nhức thường xuyên ở chân: Cơn đau lan xuống dưới ngón chân, bàn chân, khiến người bệnh liên tục bị đau nhức.
Hạn chế khả năng vận động: Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, suy giảm nhanh chóng khả năng vận động, đi lại.
Bại liệt chân: Với tình trạng bị tràn dịch khớp gối ở mức độ nặng, người bệnh rất dễ đối diện với tình trạng liệt chân.
Sốt, sưng bạch huyết ở bẹn: Người bệnh có thể sốt liên tục và có dấu hiệu bị sưng ở bẹn, gây ra tình trạng đau nhữ dữ dội. Chính điều này dẫn đến tình trạng mất ngủ, suy nhược cơ thể.
Điều trị
Theo quan niệm của Đông y, bệnh tràn dịch khớp gối phát sinh là do sức đề kháng của cơ thể yếu, khiến vi khuẩn xâm nhập, gây chèn ép và làm tràn dịch khớp. Chính vì thế, chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y giúp khai thông khí huyết, giải quyết tình trạng tổn thương từ căn nguyên của bệnh.
Việc điều trị tràn dịch khớp gối của Đông y nhằm vào mục tiêu giải tỏa sự tắc nghẽn, đuổi nguyên nhân gây bệnh ra ngoài và bổ dưỡng khí huyết – mạnh gân xương.
1.ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH THANG GIA GIẢM
Độc hoạt 12g, Tang ký sinh 16-40g, Phòng phong 12g, Đương quy 12g, Tần giao 12g, Xuyên khung 8-12g, Đỗ trọng 12g, Nhân sâm 12g, Phục linh 12g, Ngưu tất 12g, Thược dược 12g, Địa hoàng 16-24g, Tế tân 4-8g, Chích thảo 4g, Quế tâm 4g.
Gia giảm: Tùy theo biểu hiện của bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc phù hợp.
Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thuốc uống 2 lần trong ngày.
2.TẢ QUY HOÀN GIA GIẢM
Thục địa 240g, Sơn thù, Sơn dược, Câu kỷ tử, Thỏ ti tử, Cao lộc hưu, Cao Quy bản, đều 120g, Hoài ngưu tất 90g.
Gia giảm: Tùy theo biểu hiện của bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc phù hợp.
Tán nhuyễn, trộn với mật ong làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 4-8g, 2 lần/ngày. Khi dùng uống với nước muối nhạt.
Bài thuốc này giúp giải nhiệt, giải độc, lưu thông khí huyết, bổ thận, lợi gân cốt… cho cơ thể. Đồng thời tăng độ bền và dẻo dai cho cơ xương khớp, giúp sinh huyết và lưu thông khí huyết đến tận tứ chi giúp người bệnh hoạt động dễ dàng.
Nghệ được dùng chữa tràn dịch khớp gối hữu hiệu vì trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin giúp ngăn ngừa viêm khớp, giảm đau và hạn chế bệnh tràn dịch khớp gối tiến triển nặng hơn, giúp giảm đau nhức xương khớp, chống viêm và kháng khuẩn.
Bột nghệ 2 muỗng, Trứng gà 2 quả, Tinh chất dầu dừa 2 muỗng.
Khuấy đều tinh bột nghẹ và dầu dừa vào trong 1 cái chén. Sau đó đập vỡ trứng gà, bỏ lòng trắng trứng và lấy lòng đỏ.
Khuấy đều lòng đỏ với hỗn hợp tinh bột nghệ, uống trước khi dùng cơm 20 phút. Nếu kiên trì dùng sẽ giảm tình trạng đau nhức do chứng tràn dịch khớp gối, chống viêm khớp xương hiệu quả.
Lá lốt cùng với cây cỏ xước, rễ vòi voi, rễ bưởi bung mỗi loại 50g. Thuốc sao cho héo. Sau đó cho thuốc vào ấm nước, cho khoảng 5 chén nước vào đun sôi còn lại 1 chén rưỡi nước thuốc.
Dùng thuốc sau khi ăn cơm khoảng 30 phút. Cứ dùng mỗi ngày 1 thang thuốc này, dùng liên tục trong vòng 20 ngày sẽ có hiệu quả hữu hiệu.
Củ Đinh lăng 50g. Cắt thành từng miếng nhỏ, cho vào nồi nấu với lửa liu riu cùng 700ml nước. Đợi nước sôi rồi tắt bếp, dùng nước này uống nhiều lần trong ngày và kiên trì sử dụng.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng Chiropactric
Áp dụng phương pháp Chiropactric chữa bệnh tràn dịch khớp gối đã được rất nhiều nước thực hiện. So với những phương pháp khác, cách chữa trị này mang rất nhiều ưu điểm vượt trội.
Cụ thể: Người bệnh không phải sử dụng thuốc nhưng vẫn có thể giảm được triệu chứng đáng kể.
Tỉ lệ điều trị bệnh thành công đến 95%.
Không đau và có thể hỗ trợ tốt cho việc tăng cường xương khớp cho bệnh nhân. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn vào bên trong khớp nên bệnh nhân có thể an tâm thực hiện. Tuy nhiên, để điều trị bệnh bằng PP Chiropactric thành công, bác sĩ thực hiện phải có kỹ thuật và tay nghề cao. Nếu thực hiện không đúng, vùng khớp gối của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tự chăm sóc khi bị tràn dịch khớp gối
Khi bị tràn dịch khớp gối, dù cho là nguyên nhân gì nhưng những chăm sóc cơ bản nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và tránh tăng nặng thêm tình trạng bệnh, người bệnh cần thực hiện 1 số biện pháp sau:
Nghỉ ngơi, tránh việc đi tại, tỳ chân, vì có thể làm tăng tình trạng tràn dịch và đau.
Chườm đá và kê cao chân: đặc biệt có tác dụng tốt đối với những trường hợp tràn dịch do chấn thương.
Kê chân cao giúp cho việc tuần hoàn chân được tốt, tránh được tình trạng sưng nề.
Điều trị giảm đau: Sử dụng một số thuốc giảm đau thông thường theo sự tư vấn của bác sĩ cải thiện triệu chứng.
Phòng bệnh
Dịch trong khớp gối thường gặp do tình trạng bệnh lý mạn tính hoặc chấn thương. Để phòng ngừa và phát hiện sớm tình trạng dịch khớp gối, bạn cần thực hiện một số công việc sau:
Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống khoa học và giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp xương khớp chắc khỏe. Đây là một trong các yếu tố giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát được bệnh tràn dịch khớp gối. Bạn có thể bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin từ sữa, rau xanh, trái cây… để tăng cường độ dẻo dai cho khớp.
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ, người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Đặc biệt, bạn không được mang vác các loại vật nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp. Khi lao động hoặc chơi thể thao, bạn nên chú ý đến vấn đề xương khớp, chỉ nên thực hiện vừa sức, tránh gây tổn thương đến xương.
Các bài tập phù hợp: Các bài tập thể thao luôn có tác dụng tốt cho con người trong việc phòng ngừa các căn bệnh xương khớp. Chỉ cần mỗi ngày bạn dành khoảng 10 – 15 phút luyện tập bộ môn thể thao mà mình yêu thích đã có thể phòng ngừa bệnh tràn dịch khớp gối hiệu quả.
Tập khỏe khối cơ đùi: Cơ đùi khỏe là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho vận động khớp gối. Nếu cơ đùi yếu thì nhanh bị mỏi, dễ chấn thương. Cơ đùi khỏe giúp cho hoạt động gối được tốt hơn.
Tập các bài tập mềm dẻo cho gối: Nếu bạn hơi quá cân nặng, cần tập luyện để giảm cân, bạn cần lựa chọn một bài tập mà khớp gối của bạn không phải chịu quá nhiều tải trọng khi bạn tập, ví dụ như tập thể dục nhịp điệu dưới nước hay bơi.
Bài thuốc mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh
Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ
THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền
Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM
ĐT & Zalo: 0904 890 895
Email: thienminhyquan88@gmail.com
Webiste: www.thienminhyquan.com