Bài thuốc đông y trị bệnh táo bón

Táo bón là tình trạng đại tiện bất thường, với có hoặc không có phân khô cứng, làm bệnh nhân phải gắng sức mỗi lần đại tiện và luôn có cảm giác khó chịu, không thoải mái.

Táo bón không được xác định dựa vào số lần đại tiện nhiều hay ít, mà căn cứ vào cách bài tiết phân của bệnh nhân.

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:

Theo tiêu chuẩn ROME II:

Với người lớn: có 2 hay hơn 2 tiêu chuẩn sau, tối thiểu 12 tuần (không cần liên tục) trong 12 tháng.

Rặn>1/4 số lần đi đại tiện.

Phân cục lổn nhổn >1/4 số lần đi đại tiện.

Cảm giác không hết phân >1/4 số lần đi đại tiện.

Cảm giác phân bị nghẹt lại ở hậu môn trực tràng >1/4 số lần đi đại tiện

Đi đại tiện <3 lần/tuần.

Không đại tiện phân lỏng và không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích.

Với trẻ em:

Phân cứng như đá cuội trong hầu hết các lần đi đại tiện trong tối thiểu hạ tuần.

Không có các bệnh về nội tiết, biển dưỡng, cấu trúc.

II/- THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN:

Theo YHCT chứng táo bón tương ứng với chứng Tiện bí.

Thực bí:

Trường bị tích nhiệt, uất kết:

Đại tiện khô kết đau chướng bụng, khó đi cầu, muốn đi cầu mà không đi được, mặt đỏ, thân nhiệt tăng, miệng khô hôi, bứt rứt không yên (tâm phiền), tiểu tiện ngắn đỏ, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt sác.

Âm hàn tích trệ:

Đại tiện khó khăn, bụng đau quằn quại, bụng chướng cự án, đau lan hai sườn, tay chân lạnh toát, nấc cục nôn ói, rêu lưỡi trắng dơ, mạch huyền khẩn.

Hư bí:

Khí huyết hư:

Phân không khô táo nhưng tuy có cảm giác muốn đi cầu nhưng khi đi cầu thì cố rặn nhiều cũng không có phân hoặc có ít kèm theo đổ mồ hôi mệt mỏi (khí đoản), người gầy yếu. Sau khi đi tiêu mệt mỏi nhiều, mặt trắng xanh mệt mỏi, lười nói chuyện, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch thược.

Âm hư:

Đại tiện táo bón kéo dài, phân như phân dê, thể trạng ốm gầy, chóng mặt ù tai, hai gò má ửng đỏ, tâm phiền ít ngủ, triều nhiệt đạo hạn, đau mỏi lưng gối, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

III/- CẬN LÂM SÀNG:

Xét nghiệm thường qui: tổng phân tích tế bào máu, VS, Glucose, Ure, Creatinin, SGOT, SGPT, ion đồ, X-quang tim phổi.

Xét nghiệm chẩn đoán xác định, tiên lượng: ECHO bụng, nội soi Đại trực tràng.

IV/- ĐIỀU TRỊ

ĐIỀU TRỊ DÙNG THUỐC

I.THỰC BÍ

1.TRƯỜNG VỊ TÍCH NHIỆT, UẤT KẾT

Pháp trị: tả nhiệt đạo trệ, nhuân trường thông tiện.

Bài thuốc:

Bài thuốc 1: Ma tử nhân thang

Vị thuốc Liều dùng

Đại hoàng 02 -10g

Chỉ thực 08 -12g

Hậu phác 04 -12g

Ma nhân 12 -24g

Hạnh nhân 08 -12g

Bạch thược 08 -12g

Nếu đã có hiện tượng tổn thương tân dịch thêm: sinh đại 12 -16g, huyền sâm 08 -16g, mạch môn đông 8-20g, muồng trâu 4 -5g

Nếu nhiệt nhiều biểu hiện bụng tức chướng dadu có u cục cứng thì gia Mang tiêu 3-10g.

Bài thuốc 2: Lục ma thang

Mộc hương 04 -12g

Đại hoàng 02 -10g

Chỉ thực 08 -12g

Hương phụ 08 -12g

Ô dược 04 -12g

Binh lăng 08 -24g

Hậu phác 08 -12g

Nếu uất lâu ngày hóa hỏa thêm: Hoàng cầm 08 -12g, chi tử 08 -12g, long đởm thảo 2-6g.

Nếu do tổn thương tình chí mà biểu hiện uất kết, ưu uất, ít nói thêm: Bạch thược 08 -12g, Sài hồ 08 -16g, uất kim 04 -12g

Nếu do té ngã tổn thương hoặc sau phẩu thuật vùng bụng mà táo bón là thuộc khí trệ huyết ứ thêm: Đào nhân 08 -12g, hồng hoa 08 -12g, xích thược 08- 12g

2.ÂM HÀN TÍCH TRỆ:

Pháp trị: Ôn lý tán hàn, thông tiện chỉ thống.

Bài thuốc : Đại Hoàng phụ tử thang.

Phụ tử 04 -10g

Tế tân 02-04g

Hậu phác 04 -12g

Can khương 04 -12g

Đại hoàng 02 -10g

Chỉ thực 08 -12g

Mộc hương 08-12g

Nếu không dùng được thuốc thang thì dùng viên hoàn: nhuận tràng 10 viên x 2 lần/ngày

II.HƯ BÍ

1.KHÍ HUYẾT HƯ

Pháp trị : Bổ khí nhuận trường

Bài thuốc 1: Bổ trung ích khí

Hoàng kỳ chích 12 -20g

Thăng ma 04-08g

Đương quy 08 -12g

Bạch truật 08 -12g

Chích thảo 04 -12g

Đảng sâm 12 -16g

Sài hồ 08 -16g

Trần bì 04 -12g

Khí hư hạ hãm gây thoát giang (sa trực tràng) gia chỉ thực 08 -12g, hậu phác 8-12g.

Bài thuốc 2: Nhuận trường hoàn

Đương quy 08 -12g

Mè đen 12 -24g

Chỉ xác 08- 12g

Hà thủ ô 08 -12g

Sinh địa 08 -16g

Đào nhân 08 -12g

Đảng sâm 12 -16g

Câu kỷ tử 08 -12g

Nếu huyết hư nội nhiệt thêm: tri mẫu 08 -16g, hoàng liên 04 -08g- thanh hư nhiệt

2.ÂM HƯ

Pháp trị: Tư âm thông tiện

Bài thuốc:

Bài thuốc 1: Tăng dịch thừa khí thang

Huyền sâm 08 -16g

Sinh địa 08 -16g

Mạch môn 12-16g

Bài thuốc 2: Lục vị địa hoàng thang

Thục địa 08 -16g

Hoài sơn 08 -12g

Sơn thù 06 -12g

Đơn bì 08 -16g

Phục linh 08 -12g

Trạch tả 08 -12g

Nếu âm hư táo kết gây nhiệt thịnh tổn thương tân dịch dung Đại hoàng 02 -10g, Mang tiêu 03 -10g (Tăng dịch thừa khí thang)

Âm hư nhiều gia bạch thược 08 -12g, Ngọc trúc 08 -12g, Thạch hộc 08-16g

Điểu trị không dùng thuốc

Uống đủ nước: ít nhất 2 lít/ngày.

Nên đủ chất xơ trong rau, trái cây, ngũ cốc đạt mức 200-300gr/ngày.

Tránh ăn các thức ăn có gia vị vay nóng kéo dài.

Vận động: đi bộ, thể dục thể thao, nhảy chạy tại chỗ, xoa tam tiêu theo chiều kim đồng hồ vào mỗi buổi sáng khi thức dậy từ 5 -10 phút, hạn chế ngồi lâu…

Tập thói quen đại tiện hằng ngày vào một giờ nhất định.

Tránh căng thẳng tâm lý kéo dài.

Châm cứu

Thực chứng châm phương huyệt: khúc trì, hợp cốc, thiên xu, trung quản, nội đình, quan nguyên, bĩ căn. Tất cả các huyệt châm tả.

Hư chứng châm phương huyệt:

Hợp cốc, Thiên xu, Đại tràng du: châm tả.

Phục lưu, Thiếu hải, Tam âm giao, Quan nguyên: châm bổ.

Bài thuốc mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh

Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ

THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền

Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM

ĐT & Zalo: 0904 890 895

Email: thienminhyquan88@gmail.com

Webiste: www.thienminhyquan.com