Bài thuốc đông y trị bệnh chảy máu cam
1.TÀ NHIỆT PHẠM PHẾ
Lâm sàng:
Mũi khô táo, chảy máu màu đỏ tươi; kèm theo bứt rứt, sốt, miệng khô táo, ho khạc đờm màu vàng
Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô, mạch sác.
Phân Tích:
Mũi là khiếu của phế. Nhiệt tà phạm phế, bức huyết vong hành, đưa lên khiếu của phế làm mũi khô và chảy máu. Hỏa là dương tà nên thấy chảy máu màu đỏ tươi.
Nhiệt làm hao tổn phế tân nên miệng khô. Nhiệt tà phạm phế gây nên sốt. Nhiệt tả cang thịnh hun đốt tân dịch thành đàm, rối loạn chức năng túc giáng của phế gây ho và khạc đờm màu vàng.
Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch sác đềuu là biểu hiện của tà nhiệt thiên thịnh; nếu nhiệt thịnh thương âm thì sẽ thấy rêu lưỡi vàng khô.
Pháp Điều Trị: Thanh Phế Tả Nhiệt, Lương Huyết Chỉ Huyết – Tang cúc gia vị
Tang diệp 12g, Cúc hoa 10g, Hạnh nhân 06g, Liên kiều 12g, Bạc hà 10g, Cát cánh 10g, Cam thảo 10g, Lô căn 12g, Chi tử 12g, Bạch mao căn 12g, Đan bì 12g.
+ Nếu phế nhiệt thịnh mà không có biểu chứng thì có thể bỏ bạc hà, cát cánh. Gia: Hoàng Cầm, Tang Bạch Bì để thanh tả phế nhiệt.
+ Nếu thấy sưng và đau họng thì gia: Huyền Sâm, Mã Bột để thanh yết lợi hầu.
+ Nếu thấy miệng khô thì gia: Mạch Môn, Ngọc Trúc, Sa Sâm, Thiên Hoa Phấn để dưỡng âm sinh tân.
+ Nếu ho nhiều thì gia: Bối Mẫu, Trần Bì để nhuận phế chỉ khái.
2.CAN HỎA THĂNG BỐC
Lâm Sàng:
Chảy máu mũi, mắt đỏ, bứt rứt, dễ cáu; kèm theo thấy đau đầu, chóng mặt, đắng miệng, ù tai
Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng và khô, mạch huyền sác.
Phân Tích:
-Can uất hóa hỏa, mộc hỏa hình kim, can hỏa theo phế kinh đi lên khiếu của phế gây chảy máu mũi. Can khai khiếu ở mắt, can hỏa thiên thịnh nên thấy mắt đỏ. Can quan hệ với tình chỉ là nôi (Cáu giận), can khí uất kết nên bệnh nhận dễ cáu giận.
Can hóa thượng viêm nên gây đau đầu, đắng miệng, ù tai. Can hỏa nhiễu loạn phía trên nên gây chóng mặt. Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng và khô, mạch huyền sác là biểu hiện của can hỏa thiên cang.
Pháp Điều Trị: Thanh Can Tả Hóa, Lương Huyết Chỉ Huyết – Chi Tử Thang Can Thang Gia Vị
Chi tử 12g, Đan bì 12g, Xích thược 12g, Cúc hoa 12g, Sài hồ 12g, Sinh địa 12g, Ngẫu tiết 12g, Bạch mao căn 12g.
+ Đại tiện táo bón thì gia: Đại Hoàng thông phủ tả nhiệt.
+ Âm dịch hao tổn thì gia: Mạch Môn, Huyền Sâm, Hạn Liên Thảo để tăng cường dưỡng âm thanh nhiệt.
3.VỊ NHIỆT TÍCH THỊNH
Lâm Sàng:
chảy máu mũi màu hồng tươi, đau bụng, miệng hôi; kèm theo mũi khô, khát nước, bứt rứt, đại tiện táo bón
Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Phân tích:
Vị nhiệt cang thịnh đưa lên trên phạm phế, bức huyết vong hành nên thấy chảy máu cam màu hồng tươi.
Kinh dương minh phía trên giao với mũi, vị hỏa đưa lên nên sẽ thấy miệng và mũi khô, miệng hôi, khát nước thích uống. Nhiệt lưu trú ở vị, khí cơ bị trở trệ nên bụng đầy tức; nhiệt nhiễu loạn tâm thần nên bứt rứt không yên; nhiệt làm hao thương tân dịch, trường đạo không nhu nhuận nên đại tiện táo bón.
Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác là biểu hiện của vị nhiệt.
Pháp Điều Trị: Thanh Vị Tả Hỏa, Lương Huyết Chỉ Huyết – Ngọc nữ gia vị
Thạch cao 20g, Thục địa 15g, Mạch môn 12g, Tri mẫu 12g, Ngưu tất 12g, Chi tử 12g, Đan bì 12g, Bạch mao căn 12g, Ngẫu tiết 12g.
Trong bài thuốc trên thì thạch cao có tác dụng thanh tả vị nhiệt; mạch môn, tri mẫu có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt; thục địa có tác dụng lương huyết chỉ huyết; ngưu tất có tác dụng dẫn huyết hạ hành; chi tử, đan bì, bạch mao căn, ngẫu tiết có tác dụng thanh nhiệt lương huyết.
+ Nếu đại tiện táo bón thì gia: Đại Hoàng, Qua Lâu để thông phủ tả nhiệt.
+ Âm dịch tổn thương mà thấy khát nước, chất lưỡi hồng, ít rêu lưỡi thì gia: Huyền Sâm, Sa Sâm, Thiên Hoa Phấn, Thạch Hộc để ích vị sinh tân.
4.KHÍ HUYẾT HAO HƯ
Lâm Sàng:
Chảy máu mũi, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, máu có màu hồng nhợt; kèm theo hồi hộp, mệt mỏi, hụt hơi, sắc mặt trắng, chóng mặt, vào giấc ngủ khó
Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch tế sác.
Phân tích:
Khí là soái của huyết, khí hư không cố nhiếp làm huyết thoát ra ngoài gây chảy máu cam, chảy máu dưới da và chân răng.
Khí huyết hao hư nên thấy hụt hơi, mệt mỏi; khí huyết không thể nuôi dưỡng vùng đầu mặt nên thấy sắc mặt trắng, chóng mặt.
Chất lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược là biểu hiện của khí huyết bất túc.
Pháp Điều Trị: Ích Khí Nhiếp Huyết – Quy Tỳ Thang
Bạch truật 12g, Đương quy 12g, Phục thần 12g, Hoàng kỳ 12g, Long nhãn 12g, Viễn chí 06g, Táo nhân 10g, Mộc hương 06g, Cam thảo 06g, Nhân sâm 06g.
Trong bài thuốc trên thì nhân sâm, bạch truật, cam thảo có tác dụng kiện tỳ ích khí, đương quy, hoàng kỳ có tác dụng ích khí sinh huyết; phục thần, táo nhân, viễn chí, long nhãn có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, an thần định chí; mộc hương có tác dụng lý khí tinh tỳ làm cho bài thuốc tuy bổ mà không trệ.
+ Để tăng cường tác dụng chỉ huyết thì gia: Khiếm Thảo Căn, A Giao.
+ Nếu hồi hộp, mất ngủ thì gia: Đan Sâm, Ngũ Vị Tử, Thạch Xương Bồ, Mẫu Lệ Nung.
Bài thuốc mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh
Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ
THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền
Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM
ĐT & Zalo: 0904 890 895
Email: thienminhyquan88@gmail.com
Webiste: www.thienminhyquan.com