Bài thuốc đông y trị bệnh vảy nến
Theo Y học hiện đại: Do sự tăng sinh qua nhanh của biểu bì (epidermal proliieration). Chu kỳ đời sống của tế bào da là 28 ngày, gồm 14 ngày hình thành lớp sừng (stratum corneum) và thêm 14 ngày để bong ra hay lột đi. Trong bệnh vảy nến, chu kỳ từ tăng sinh đến dùng hóa chỉ có 4 ngày, một thời gian cực ngắn không đủ để lớp ngoại bì tự hủy. Đây là lý do tại sao lớp sừng hóa trở nên dày cộm, vừa bong ra là có lớp khác xuất hiện tức khắc.
Dựa trên chủng tộc, sắc dân da trắng có khuynh hướng nhiễm bệnh cao hơn. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ dân da trắng bị bệnh vảy nến (psoriasis) chiếm khoảng 21%, trong khi dân da đen và các dân tộc sống trong vùng nhiệt đới chỉ chiếm khoảng 2 – 4%.
Bệnh có tính di truyền, vì tỷ lệ HLA (human leukocyte antigens) của đa số thân nhân người mắc bệnh vảy nến đều cao hơn bình thường.
Theo Đông y: Đông y học gọi bệnh vảy nến là “Bạch sang” hay “Tùng bì tiên”. Về nguyên nhân, Đông Y cho rằng:
Do huyết nhiệt bên trong cảm thụ phong tà bên ngoài, lâu dần phong làm huyết táo không thể nuôi dưỡng lớp ngoại bì nên sinh bệnh.
Thuộc loại mãn tính, dễ tái phát vào mùa đông.
Có 2 thể bệnh: thể “Phong huyết nhiệt” và thể “Phong huyết táo”.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG:
Da có những đốm tròn ửng đỏ lúc đầu.
Một thời gian sau phát triển thành những mảng to (plaques) màu đỏ thẫm.
Trên mặt da đóng một lớp vảy dày (lớp sừng) màu trắng bạc.
Ngứa trên thể nhẹ hơn bệnh chàm (eczema)
Bệnh thường xuất hiện ở cánh tay, khuỷu tay, sau vành tai, da đầu, lưng, chân và đầu gối.
Bệnh phát triển nhanh khi gặp môi trường xấu như căng thẳng thần kinh, thực phẩm dị ứng (food allergies). Ở một số người bệnh còn thấy đau các khớp xương giống triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis).
ĐIỀU TRỊ:
Dược thảo đơn giản:
Vitamin A: 50000 IU/ngày (có thai không nên dùng), là sinh tố quan trọng giúp cải thiện tế bào da bị rối loạn, tẩy độc cơ thể.
Vitamin E: 400 IU/ngày, là sinh tố giúp da mịn, chống lão hóa tế bào.
Selenium: 200mcg/ngày. Có công dụng chống nhiễm độc, nâng cao hệ thống miễn nhiễm. Nếu dùng chung với Vitamin E, tác dụng bổ trợ càng mạnh.
Zinc: 30mg/ngày, là một chất khoáng, giúp nâng cao hệ thống miễn nhiễm, làm lành vết thương.
Dầu Flaxseed: 1 muỗng canh/ngày, là loại dầu thực vật, chiết xuất từ hạt lanh, rất giàu nguồn axit béo thiên nhiên omega – 3, magnesium, potassium, fiber, vitamin B, zinc và protein. Nó có tác dụng làm giảm đau, chống viêm tấy, sưng phồng.
BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ
Thể cấp tính (da đỏ, nóng rát, ngứa, mụn loét):
Ngưu bàng tử 12g; Sinh địa 16g; Thổ phục linh 16g; Kim ngân hoa 16g; Hạ khô thảo 12g; Hoàng bá 12g; Mộc thông 12g; Bạch tiền bì 12g; Khổ sâm 12g; Xa tiền thảo 12g; Nhân trần 20g; Goldenseal* 06g; Sarsaparilla* 06g; Milk thistle* 06g.
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 3 chén nước, sắc còn 8/10 chén, chia uống 2 lần, cách nhau 3 – 4 giờ. Nước nhì, đổ 2 chén rưỡi nước, sắc còn nửa chén, uống 1 lần.
Goldenseal, tên khoa học Hydrastis canadensis, thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Bộ phận dùng làm thuốc: thân rễ (rhizomes, roots).
Thành phần hóa học: Vitamin A, B – complex, C, E, albumin, berberine, biotin, calcium, candine, chlorine, choline, chologenic acid, essential oil, fats, hydrastine, inositol, iron, lignin, maganese, para-amino-benzoic acid, phosphorus, potassium, resin, starch và sugar.
Tác dụng: có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh (antibiotic), tẩy độ cơ thể, chống nhiễm trùng, nâng cao hệ thống miễn nhiễm (immune system), hạ huyết áp, chống ung loét (ulcers).
Trong bệnh vảy nến, Goldenseal chống nhiễm trùng, tẩy độc, hạ sốt rất hay,
Sarsaparilla, là tên gọi chung khoảng 200 loài cây cỏ có thân leo thuộc chi Smilax, họ hành tỏi Liliaceae. Trên thế giới hiện nay có 5 loài Sarsaparilla, được dùng nhiều nhất là loài Smilax aristolochiaeioloa ở Mexico, Smilax iebriiuga ở Ecuador, Smilax regelii và Smilax oificinalis ở Honduras và Brazil, Smilax glabra tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên và Việt Nam với tên gọi Thổ phục linh hay củ Kim cang, củ khúc khắc.
Bộ phận dùng thuốc: rễ củ.
Thành phần hóa học: trong Sarsaparilla thuộc chi Smilax oificinalis có chứa 1 – 3% steroidal saponins, phytosterols gồm beta và e – sitosterol, khoảng 50% tinh bột, resin, sarsapic acid và minerals.
Tác dụng: chống nhiễm trùng, lọc máu, làm giảm mức tại hại tế bào da do tổn thương. Thực tế, Sarsaparilla được dùng để trị bệnh chàm (eczema), vảy nến (psoriasis), ngứa da, mụn giộp (herpes). Ngoài ra, Sarsaparilla còn trị bệnh động kinh (epilepsy), thấp khớp (rheumatism), bệnh giang mai (syphilis), nhiễm trùng đường tiểu, tẩy độc, bệnh vàng da (jaundice) và giúp tăng sinh lực (energy).
Trong bệnh vảy nến, Sarsaparilla có công năng lọc máu (bood purifier), chống viêm tấy, nâng cao sức khỏe.
Milk thistle, tên khoa học Silybum marianum; thuộc họ cúc Compositae, là một loại dược thảo quý của Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và úc Châu.
Bộ phận dùng làm thuốc: quả, lá, hạt (isTuits, leaves, seeds) nhưng hạt được dùng rộng rãi nhất.
Thành phần hóa học: gồm hợp chất Silymarin, một thánh dược chống oxy- hóa, không có loại Đông dược nào sánh bằng. Là một dược liệu cực quý bảo vệ tế bào gan, kích tích sinh sản tế bào gan mới, tẩy độc, kháng siêu vi B, C (hepatitis B, C viruses), trị xơ gan (cirrhosis), sưng gan, yếu gan. Trong bệnh vảy nến, Milk thistle có tác dụng nâng cao hệ thống miễn nhiễm, lọc máu, chống ngứa.
Thể mãn tính (da dày, đóng vảy, ngứa, khô, ít loét).
Dùng thang tổng hợp:
Thục địa 16g; Sinh địa 16g; Kinh giới 16g; Thương truật 12g; Đương qui 12g; Bạch truật 12g; Phòng phong 12g; Địa phu tử 12g; Khổ sâm 08g; Bạch tật lê 08g; Bạch tiền bì 08g; Thuyền thoái 06g; Thiên hoa phấn 12g; Kim ngân hoa 16g; Bồ công anh 12g; Cam thảo 12g; Milk thistle 06g; Sarsaparilla 06g
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 4 chén nước, sắc cạn còn 1 chén, chia uống 2 lần, cách nhau khoảng 3 – 4 giờ. Nước nhì, đổ 3 chén nước, sắc còn 6/10 chén, uống 1 lần.
Thuốc đắp ngoài da:
Dandelion 200g; Chaparral 200g; Yellow dock 200g.
Cách làm: bỏ 3 vị dược thảo vào một cái nồi nhỏ, thêm 1 lít nước (36 ounces). Nấu với lửa nhỏ cho sôi nhẹ, thỉnh thoảng trộn đều, bao giờ gần cạn thì nhắc xuống. Chiết lấy nước cao lỏng.
Cách dùng: dùng 1 miếng vải sạch, nhúng vào nước thuốc và đắp kín lên vết thương sau khi đã sát trùng cẩn thận, ngoài băng thêm một lớp keo mỏng không thấm nước. Ngày làm 1 – 2 lần cho đến khi bệnh khỏi.
Công dụng: chống viêm tấy, giảm ngứa, làm mịn da và lành vết thương.
Dandelion, tức cây bồ công anh bên Đông dược, tên khoa học Taraxacum oiiicinale, thuộc họ cúc Asteraceae. Dược thảo này tìm thấy tại nhiều nước ở Châu Á và Âu Châu.
– Bộ phận dùng làm thuốc: lá và rễ, có thể dùng toàn cây.
– Thành phần hóa học: Vitamin A, B1, B6, B12, C, E, Proteins, resin, sulisur, zinc, phosphorus, potash, bioislavonoids, biotin, calcium, choline, fats, folic acid, gluten, gum, inositol, inulin, iron, lactupicrine, linolenic acid,magnesium, niacin, pantothenic, para – aminobenzoic acid.
– Trong bệnh vảy nến, Bồ công anh có tác dụng lọc gan, lọc máu, chống ung nhọt (boils, abscesses).
Chaparral, tên khoa học Larrea tridentata, thuộc họ Tật lê Zygophyllacear. Là một loại cây bụi (scrub), mọc hoang ở các vùng sa mạc Tây-Nam Hoa Kỳ như tiểu bang Texas, California và miền Nam nước Mexico, cao chừng 3-9 feet (1-2,7 mét), lá mọc đối cành, mỗi lá phân thành 2 lá chét màu xanh olive, hoa vàng 5 cánh như hoa mai, quả chín hình cầu được phủ bên ngoài một lớp lông tơ như hoa trinh nữ màu trắng mịn. Cây Chparral xuất hiện trên địa cầu ước chừng 12000 năm sau thời kỳ băng hà cuối cùng, sống rất khỏe dù sa mạc không có mưa vẫn tươi xanh.
– Bộ phận dùng làm thuốc: lá hoặc toàn phần cây trên mặt đất.
– Thành phần hóa học: chứa khoảng 12% resin và lignans gồm có nordihydroguaiauretic acid, sodium, sulfur và zinc.
– Tác dụng: được dùng rộng rãi tại Hoa Kỳ trị rối loạn dạ dày, chứng tiêu chảy, trị ho, đau nhức do phong thấp, viêm đường tiểu, nhiễm trùng do bệnh hoa liễu (venereal infections), lá non trị đau răng. Thuốc đắp ngoài trị viêm da như bệnh chàm, vảy nến, viêm tấy, chứng phát ban (rashes). Là một chất đắng, có công năng chống tác nhân độc hại từ bức xạ (radiation) mặt trời, bảo vệ cơ thể kháng lại việc hình thành tế bào u bướu (tumors), ung thư (cancer) đặc biệt là ung thư máu (leukemia). Năm 1996, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ chứng minh chất liganans có tác dụng chống virus, kháng vi khuẩn HIV trong bệnh AIDS. Tuy nhiên, không được dùng liều cao có hại cho gan.
Yellow dock, còn lại là Curled dock, tên khoa học Rumex crispus, thuộc họ Rau răm Polygonaceae. Yellow dock được tìm thấy ở châu Âu và Châu Phi. Ở Việt Nam cũng có một vài loài Yellow dock với thên khoa học Rumex sinensis, Rumex maritinus và Rumex wallachii được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian với tên lưỡi bò (ngưu thiệt), chút chít.
– Bộ phận dùng làm thuốc: thân rễ.
– Thành phần hóa học: Potassium, manganese, iron, oxalate, chrysarobin, rumicin, anthraquinones.
– Tác dụng: lọc máu, cải thiện hoạt động của gan và ruột già, trị táo bón, thiếu máu, các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng do chàm, vảy nến, phong ngứa, ban chán. Theo kinh nghiệm, nếu Yellow dock dùng chung với sarsaparilla trị bệnh ngoài da sẽ có tác dụng cao hơn.
– Trong bệnh vảy nến, Yellow dock giúp bảo vệ da, chống ung nhọt, giảm ngứa.
Bài thuốc đông y trị bệnh vảy nến mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh
Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ
THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền
Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM
ĐT & Zalo: 0904 890 895
Email: thienminhyquan88@gmail.com
Webiste: www.thienminhyquan.com