Facebook 08h00 - 20h00 hằng ngày
Zalo 08h00 - 20h00 hằng ngày
Gọi ngay
0904 890 895 08h00 - 20h00 hằng ngày
Home

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

CHẨN ĐOÁN:

Y học hiện đại:

Triệu chứng:

– Đau vùng thượng vị, dữ dội hoặc âm ỉ, có tính chất chu kỳ, kèm cảm giác nóng rát, có thể lan ra sau lưng:

Loét tá tràng: đau trễ sau ăn 2 – 4 giờ, đau lúc bụng đói, giảm đau sau ăn (1/2 số bệnh nhân loét tá tràng không có triệu chứng khi chưa có biến chứng).

Loét dạ dày: đau sớm hơn, sau ăn 5 -15 phút, ít đau hoặc không đau khi bụng trống.

– Ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.

– Nếu nặng: nôn ra máu, tiêu phân đen, chán ăn, sụt cân, thiếu máu mạn.

Cận lâm sàng:

– Nội soi dạ dày tá tràng.

– X quang dạ dày có cản quang.

– Tìm H.pylori:

Test trực tiếp: phải ngưng kháng sinh, PPI, Bismuth ít nhất 02 tuần.

Clo-test từ mẫu sinh thiết niêm mạc qua nội soi.

Test hơi thở (urea – C13, C14).

Test gián tiếp:

Tìm đáp ứng miễn dịch bởi ELISA ( test huyết thanh nhanh).

Chẩn đoán phân biệt:

– Khó tiêu chức năng (khó tiêu không do loét).

– GERD (hội chứng trào ngược thực quản dạ dày).

– Viêm tuỵ cấp.

– Bệnh lý đường mật.

– Bệnh mạch vành hoặc mạch máu mạc treo.

– U ổ bụng (dạ dày, gan, tuỵ,…),

– Liệt dạ dày.

Y học cổ truyền: Thuộc phạm vi chứng vị quản thống.

Thể bệnh: Thể khí uất (khí trệ)

Triệu chứng: Đau thượng vị lan hai bên hông sườn, kèm ợ hơi, ợ chua, táo bón. Thường xảy ra sau nóng giận, cáu gắt. Rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch huyền, hữu lực.

Thể bệnh: Tỳ vị hư hàn

Triệu chứng: Viêm dạ dày tá tràng mãn tính. Đau âm ỉ vùng thượng vị, cảm giác đầy trướng bụng sau khi ăn. Bệnh thường phát vào mùa lạnh hoặc sau khi ăn thức ăn lạnh, làm đau tăng. Chán ăn, buồn nôn, phân có lúc lỏng, lúc sệt, lưỡi nhợt, bệu, rêu lưỡi trắng dầy, nhớt, mạch nhu hoãn, vô lực.

Thể bệnh: Huyết ứ

Triệu chứng: Đau vùng thượng vị như châm chích, chất lưỡi đỏ tím, hoặc có điểm ứ huyết ở lưỡi, mạch hoạt. Nặng hơn thì đi cầu phân đen hoặc nôn ra máu bầm.

ĐIỀU TRỊ:

Y học hiện đại:

Nhóm thuốc kháng axit:

– Thuốc Antacid: Maalox, Phosphalugel, Gastropulgite, Alumina, …

 Liều trung bình: 3 – 4 lần/ngày, uống sau ăn 1 – 2 giờ hoặc trước ăn 15 – 30 phút.

– Thuốc ức chế thụ thể H2: điều trị 8 tuần nếu loét tá tràng, 12 tuần nếu loét dạ dày.

+ Cimetidine 200 – 400mg tối ngủ hoặc 400mg x 3 lần/ngày.

+ Ranitidine 150 – 300mg tối ngủ hoặc 150mg x 2 lần/ngày.

+ Nizatidine 150 – 300mg tối ngủ hoặc 150mg x 2 lần/ngày.

+ Famotidine 40mg tối ngủ hoặc 20mg x 2 lần/ngày.

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI): điều trị 4 tuần nếu loét tá tràng, 8 tuần nếu loét dạ dày.

+ Omeprazole 20mg

+ Lansoprazole 30mg

+ Pantoprazole 40mg

+ Rabeprazole 20mg

+ Esomeprazole 40mg

Liều dùng: 1 – 2 lần/ngày, nên dùng trước ăn 30 phút.

Nhóm thuốc tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc:

– Sucralfat: 1 gam x 4 lần/ngày, uống lúc đói.

– Bismuth: 300 – 600 mg x 4 lần/ngày, uống lúc đói.

Phát đồ điều trị tiệt trừ H.pylori hiện nay: thời gian điều trị từ 7 – 14 ngày.

Nhóm 1: Lựa chọn đầu tiên:

 Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

 Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày

 PPI liều chuẩn x 2 lần/ngày

Nhóm 2: Nếu dị ứng với Penicilline hoặc kháng thuốc với nhóm 1

 Bismuth 120 mg x 3 lần/ngày

 Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày

 Tetracycline 500mg x 3 lần/ngày

 PPI hoặc kháng H2 liều chuẩn x 2 lần/ngày

Nhóm 3: Kháng thuốc với nhóm 1 và không dung nạp với nhóm 2:

 Levofloxacin 500mg x 2 lần/ngày

 Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

 PPI liều chuẩn x 2 lần/ngày

Hoặc

 Rifabutin 300mg/ngày

 Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

 PPI liều chuẩn x 2 lần/ngày

Chế độ dinh dưỡng và nghĩ ngơi:

– Chế độ làm việc hợp lý, tránh gắng sức, giảm stress.

– Ngưng uống rượu, bia, hút thuốc lá.

– Chế độ ăn ít dầu mỡ, dễ tiêu hoá, hạn chế chất kích thích: chua, cay, cà phê, …

– Hạn chế dùng thuốc NSAID, Corticoid, Aspirin, …

Y học cổ truyền:

Dùng thuốc:

Thể bệnh: Thể Khí uất (khí trệ)

Pháp trị: Sơ can lý khí

Bài thuốc:

 Tiêu dao gia uất kim, Hương cúc bồ đề nghệ.

Thể bệnh: Thể Tỳ vị hư hàn

Pháp trị: Ôn trung kiện tỳ

Bài thuốc:

 Hoàng kỳ kiến trung thang, Hương sa lục quân.

Thể bệnh: Thể Huyết ứ

Pháp trị: Hoạt huyết tiêu ứ, chi huyết

Bài thuốc:

 Cách hạ trục ứ thang

 Nếu xuất huyết:

+ Bỏ Đào nhân, Hồng hoa, Chi xác, Xuyên khung, Ô dược.

+ Thêm Bồ hoàng, Trắc bá diệp sao đen, Cỏ mực sao đen, Tam thất.

Thành phẩm:

– Ampelop: 02 viên x 03 lần/ngày.

– Tễ mật nghệ: 01 viên x 02 lần/ngày.

– Mellonga: 03 viên x 02 lần/ngày.

– Viên dạ dày số 8: 03 viên x 03 lần/ngày.

– Hương sa lục quân: 05 gam x 02 lần/ngày.

– Đởm kim (Cholapan): 01 – 02 viên x 3 lần/ngày.

Không dùng thuốc:

Thể bệnh: Thể Khí uất (khí trệ)

Châm cứu:

 Châm tả: Trung quản, Lãi câu, Hành gian, Thái xung.

 Ngoài ra dùng thêm huyệt Túc tam lý, Tam âm giao, Thần môn khi cần.

Dưỡng sinh:

 Dùng phương pháp phình thót bụng.

Thể bệnh: Thể Tỳ vị hư hàn

Châm cứu:

 Ôn châm hoặc cứu những huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Phong long, Tỳ du, Đại đô, Thiếu phủ, Thái bạch.

Dưỡng sinh:

 Dùng phương pháp xoa trung tiêu.

Thể bệnh: Thể Huyết ứ

Châm cứu:

 Châm tả: Thái xung, Huyết hải, Hợp cốc.

 Nếu người bệnh xuất huyết tiêu hoá có kèm rối loạn huyết động học, nên xử trí cấp cứu bằng Y học hiện đại.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh

Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ

THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền

Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM

ĐT & Zalo: 0904 890 895

Email: thienminhyquan88@gmail.com

Webiste: www.thienminhyquan.com

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *