Bài thuốc đông y trị viêm amidan
Viêm amiđan Rất thường gặp ở nước ta, xảy ra cả ở người lớn và trẻ em. Bệnh diễn biển thành từng đợt, thường tự khỏi, nhưng cũng có khi đưa đến những chứng tại chỗ hoặc toàn thân nhiều khi rất hiểm nghèo.
Bệnh viêm amiđan chia làm hai loại:
Viêm amiđan cấp, y học cổ truyền gọi là Hầu nga hay phong nhiệt Nhũ nga do nhiệt độc ở phế vị bên trong kết hợp với phong nhiệt bên ngoài gây ra bệnh.
Viêm amiđan mạn, y học cổ truyền gọi là Thạch nga hay Hư hỏa nga do phế vị hư âm tân dịch không đầy đủ hư hỏa viêm lên trên gây ra bệnh.
NGUYÊN NHÂN – BỆNH SINH.
THEO YHHĐ.
Viêm amiđan cấp.
Nguyên nhân thường do nhiễm trùng các loại liên cầu, tụ cầu đặc biệt là loại liên cầu tan huyết nhóm A rất nguy hiểm, và các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên như cúm, sởi…
Yếu tố thuận lợi gây viêm amiđan cấp như: do lạnh, do suy nhược cơ thể, các vi khuẩn và virus có sẵng trong họng trở thành yếu tố gây bệnh.
Các chất kích thích như: Rượu, thuốc lá, bụi, hóa chất cũng là các yếu tố gây bệnh.
Sinh bệnh có biểu hiện:
Người mệt mỏi, kém ăn.
Sốt, ở trẻ em có thể sốt cao 39 – 40oC.
Đau họng, cảm giác khô, nóng rát họng, sau đó đau nhói tại chỗ hay đau lan lên tai, tăng lên khi nuốt.
Thường có ho do xuất tiết nhầy ở họng, có khi ho từng cơn do kích thích.
Giọng nói có thể thay đổi, khàn tiếng.
Trẻ em thường có khò khè.
Hơi thở hôi.
Khám họng: Thấy hai amiđan sưng đỏ, to, ướt, có thể thấy mạch máu mổi rõ hoặc các chấm mủ trắng ở các khe, có khi thành đám như giả mạc nhưng lấy ra dễ dàng, tan trong nước; Trụ trước xung huyết thành nẹp đỏ rực, trụ sau cũng đỏ, phù nề, dày lên.
Thông thường kèm theo viêm họng, niêm mạc họng đỏ sau họng có xuất tiết nhầy.
Khi có giả mạc hay nhiều chấm mủ cần phân biệt với bạch hầu họng (thể trạng nhiễm trùng nặng, giả mạc xuất hiện trên amiđan và các nơi khác trong họng, khó lấy, dễ gây chảy máu, không tan trong nước).
Tiến triển và biến chứng:
Thường tự khỏi sau đợt viêm cấp, diễn biến sau 3 – 4 ngày đến 1 tuần thì bệnh nhân hết sốt, các triệu chứng cơ năng giảm dần, nhưng bệnh hay tái phát và dễ gây các biến chứng như: Tại chỗ thì gây áp-xe quanh amiđan hay áp-xe thành bên họng; biến chứng vùng kế cận như viêmm mũi họng, viêm tai giữa cấp, viêm thanh quản cấp, trẻ em còn có thêm viêm khí quản; Xa hơn có thể gây viêm cầu thận cấp ở trẻ em, thấp khớp cấp..
Viêm amiđan mạn.
Là tình trạng viêm amiđan cấp tái phát nhiều lần, viêm amiđan quá phát hay có hốc mủ.
Nguyên nhân: Vi khuẩn, virus (siêu vi) giống như viêm amiđan cấp.
Yếu tố thuận lợi:
Bị lạnh ẩm đột ngột, hoặc thay đổi thời tiết đột ngột.
Ô nhiễm môi trường do bụi, hơi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.
Giảm sức đề kháng của cơ thể.
Có ổ viêm nhiễm ở gần như sâu răng, lợi, viêm mũi-xoang.
Biểu hiện bệnh sinh:
Thường có cảm giác vướng, nhói ở họng, nuốt vướng, đau họng lan lên tai.
Hơi thở thường xuyên hôi, nặng mùi, mặc dù vệ sinh răng miệng, mũi họng thường xuyên.
Thỉnh thoảng có ho, khàn tiếng, ở trẻ em có khó thở, khò khè, ngủ ngáy…
Trên mặt amiđan thấy nhiều khe hốc, các khe hốc có nhiều chất như bã đậu, đôi khi có lẫn mủ.
Trụ trước amiđan đỏ rực.
Trụ sau thường bị nề dầy lên thành một trụ giả.
Thành sau họng thường có những hạt lympho sưng nề to và đỏ.
Ở trẻ em thường có hạch góc hàm hay hạch dưới cầm to đau.
THEO YHCT.
Viêm amiđan cấp – mạn được mô tả trong chứng: Hầu nga, và Nhũ nga ung, khi bị sưng cả hai bên thì gọi là Song nhũ nga, còn sưng một bên thì gọi là Đơn nhũ nga; nếu có hiện tượng lở loét thì gọi là Lạn hầu nga, nếu bệnh kéo dài thành mạn tính amiđan sưng to rồi không xẹp lại được nữa thì gọi là Thạch nga.
Nguyên nhân ính ra Hầu nga hoặc Nhũ nga ung bao gồm:
Phong nhiệt độc ở Phế – Vị bên trong kết hợp với Phong nhiệt tà bên ngoài sinh bệnh có biểu hiện là viêm amiđan cấp.
Do Phế – Vị âm hư tân dịch không đầy đủ, hư hỏa bốc lên trên gây bệnh hoặc do khí huyết uất kết lại mà thành bệnh viêm amiđan mạn.
BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ.
Viêm amiđan cấp.
Thể nhẹ do ngoại cảm phong nhiệt xâm nhập gây bệnh.
Triệu chứng:
Sốt, sợ lạnh, đau đầu.
Amiđan sưng đỏ.
Họng đau, ráo khô, ăn nuốt khó.
Đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng.
Mạch phù, hoạt sác.
Pháp trị: Sơ phong thanh Nhiệt – Tân lương giải biểu.
Phương trị:
Bài thuốc 1 Theo Thuốc nam châm cứu của Bộ Y Tế.
Bạc hà 8g, Huyền sâm 12g, Ngưu bàng tử 8g, Sinh địa 12g, Kim ngân hoa 8g, Cỏ nhọ nồi 16g, Cát cánh 6g, Bồ công anh 16g, Xạ can 6g, Sơn đậu căn 12g.
Bài thuốc 2: Thanh yên lợi cách thang gia giảm.
Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 6g, Bạc hà 6g, Cam thảo 4g, Kim ngân hoa 40g, Hoàng cầm 4g, Liên kiều 16g, Hoàn liên 4g.
Bài thuốc 3: Ngân kiều tán gia giảm.
Kim ngân hoa 16g, Bạc hà 4g, Liên kiều 12g, Huyền sâm 16g, Đam trúc diệp 12g, Cát cánh 6g, Kinh giới 4g.
Thể nặng: Hỏa độc hay nhiệt thịnh ở phế vị, gọi là Lạn hầu nga.
Triệu chứng:
Sốt cao, miệng khô.
Amiđan sưng to, loét hoặc hóa mủ.
Họng đau nhiều, không dám ăn muối, vì nuốt rất đau.
Tiểu tiện đỏ.
Hạch nổi ở dưới hàm.
Táo bón.
Rêu lưỡi vàng dày.
Mạch sác hữu lực.
Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc ở phế vị, hoạt huyết, trừ mủ.
Phương trị:
Bài thuốc 1 Theo Thuốc nam châm cứu của Bộ Y Tế.
Kim ngân hoa 20g, Huyền sâm 16g, Xa can 8g, Sinh địa 16g, Hoàng liên 12g, Tang bạch bì 12g, Hoàng bá 12g, Cam thảo nam 16g, Thạch cao 20g.
Bài thuốc 2: Phức phương lượng cách thang gia giảm.
Thạch cao sống 40g, Đam trúc điệp 12g, Kim ngân hoa 16g, Sơn chi tử 12g, Hoàng cầm 12g, Huyền sâm 16g, Liên kiều 12g, Bạc hà 4g, Cát cánh 8g, Cam thảo 8g.
Bài thuốc 3: Hoàng liên thanh hầu ấm gia giảm.
Kim ngân hoa 40g, Sơn đậu căn 12g, Liên kiều 20g, Xa can 8g, Hoàng cầm 12g, Xích thược 12g, Ngưu tất 20g.
Táo bón thêm Đại hoàng 8 – 12g.
Viêm amiđan mạn. Hư hỏa nhũ nga, Thạch nga.
Triệu chứng:
Bệnh hay tái phát, miệng khô họng hơi đau.
Miệng hôi.
Ho khan.
Sốt nhẹ.
Họng đỏ xung huyết.
Người yếu mệt mỏi.
Lưỡi đỏ.
Pháp trị: Dưỡng âm thanh phế, hoạt huyết.
Phương trị:
Bài thuốc 1: Sa sâm mạch động thang gia giảm.
Sa sâm 12g, Tang bạch bì 12g, Mạch môn 12g, Cát cánh 4g, Huyền sâm 16g, Thăng ma 6g, Xạ can 8g, Ngưu tất 12g.
Bài thuốc 2: Lục vị địa hoàng gia giảm.
Sinh địa 16g, Huyền sâm 12g, Sơn thủ 8g, Xa can 6g, Hoài sơn 12g, Tri mẫu 8g, Trạch tả 8g, Thiên hoa phấn 8g, Đan bì 8g, Địa cốt bì 8g, Phục linh 8g, Ngưu tất 12g.
Bài thuốc 3: Dưỡng âm thanh phế thang gia giảm.
Sinh địa 20g, Bối mẫu 8g, Mạch môn 8g, Cam thảo 4g, Huyền sâm 12g, Bạc hà 4g, Bạch thược 12g, Thiên hoa phấn 8g, Đan bì 12g, Địa cốt bì 8g.
Bài thuốc 4: Ích khí thanh kim thang gia giảm.
Sa sâm 12g, Xa xàng tử 12g, Mạch môn 12g, Tang bạch bì 12g, Huyền sâm 12g.
Miệng hôi thêm Thạch hộc, Tri mẫu mỗi thứ 12g.
Ho khan thêm Hạnh nhân 8g, Bối mẫu 6g.
Chú ý: Việc dùng thuốc điều trị cho trẻ em cũng có thể sử dụng theo các phương cách trên, nhưng liều thuốc giảm xuống tùy thuộc vào thể trọng của bệnh nhi, liều thuốc nêu trên là dành cho người lớn.
Châm cứu: nên châm trường hợp bệnh nhân viêm amiđan cấp.
Nhĩ châm: vùng tuyến amiđan, Họng Hầu.
Cần chú ý: Khi có dấu hiệu bệnh trở nặng phải chuyển ngay đến tuyến chuyên khoa để người bệnh được chẩn đoán và điều trị đúng mức.
PHÒNG BỆNH.
Giữ vệ sinh, súc miệng hằng ngày bằng nước muối.
Giữ ấm cổ, họng, không uống nước đá lạnh.
Không uống rượu, hút thuốc, uống các chất nước có gas mà chỉ nên uống nước lọc đun sôi để nguội hoặc hơi âm ấm phù hợp với nhiệt độ cơ thể.
Tránh nhiễm lạnh, khi mắc mưa cần hong khô ngay, không ở nơi gió lùa sau khi mắc mưa.
Bài thuốc đông y trị viêm amidan mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh
Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ
THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền
Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM
ĐT & Zalo: 0904 890 895
Email: thienminhyquan88@gmail.com
Webiste: www.thienminhyquan.com