Bài thuốc đông y điều trị viêm gan siêu vi B
Theo y học cổ truyền, các triệu chứng mô tả trong bệnh viêm gan virus thuộc phạm trù các chứng hiếp thống, hoàng đản, cổ trướng, tích tụ, dịch độc và uất chứng.
Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh
Hiện nay, y học cổ truyền nhận thức về nguyên nhân gây bệnh nên còn có nhiều điểm chưa thống nhất nhưng đại đa số các học giả đều cho rằng nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do thấp nhiệt. Tổn thương chủ yếu của bệnh ở các tạng như can, tỳ và thận. Biểu hiện lâm sàng trong từng giai đoạn bệnh có sự khác nhau. Ở giai đoạn đầu chủ yếu thấy biểu hiện của khí huyết, âm dương thất điều, bệnh kéo dài; tác nhân gây bệnh vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Vì vậy, ở giai đoạn sau của bệnh thấy các biểu hiện thấp nhiệt và các biểu hiện của chứng can uất, tỳ thận khí huyết hư.
Thấp nhiệt
Cảm nhiễm phải thấp nhiệt, dịch độc: thấp nhiệt, dịch độc từ biểu nhập vào lý làm cho hoạt động của khí trong cơ thể bị trở ngại, khí uất ở trung tiêu gây rối loạn chức năng của tỳ, đồng thời thấp nhiệt hun đốt can và đởm gây nên bệnh.
Thời kỳ cấp tính do thấp nhiệt uẩn kết, hóa độc bao phủ toàn bộ tam tiêu nên ảnh hưởng tới toàn bộ chức năng của tỳ, thận, can và đởm. Do thấp nhiệt uẩn kết ở can đởm gây trở ngại chức năng bài tiết dịch mẩ nên xuấ hiện chứng hoàng đản (thể bệnh này tương ứng vưới viêm gan cấp tính thể vàng da). Căn cứ vào mức độ nặng hay nhẹ của thấp và nhiệt để phân thành hai loại chứng dương hoàng và chứng âm hoàng. Nếu thấp làm ảnh hưởng tới chức năng của tỳ là chính, trong khi độ thấp uẩn kết ở can đởm không nặng, chưa làm ảnh hưởng tới chức năng bài tiết dịch mật thì trên lâm sàng không xuất hiện vàng da (thể bệnh này tương ứng với viêm gan cấp tính thể không vàng da của y học hiện đại). Trong giai đoạn này, nếu bệnh nhân không được điều trị, điều trị không đúng hoặc thể chất của người bệnh suy nhược (chính khí hao hư) thì bệnh dễ chuyển thành mạn tính.
Giai đoạn mạn tính, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chứng thấp nhiệt trung trở. Tuy nhiên, do tính chất của tác nhân gây bệnh khác nhau (thấp là âm tà, nhiệt là dương tà) nên trên lâm sàng tùy thuộc vào mức độ mạnh yếu của thấp và nhiệt mà có biểu hiện của chứng âm hư hoặc chứng dương hư. Do tính chất của thấp là dính trệ, dễ làm tổn thương tới tỳ, bệnh kéo dài dẫn đến tỳ vị bị hao hư. Tỳ vị là “hậu thiên chi bản”, là nguồn hóa sinh khí huyết của cơ thể. Khi tỳ vị bị hư nhược sẽ làm cho thận hư (hậu thiên lụy tới tiên thiên), vì vậy lâm sàng sẽ có biểu hiện của chứng tỳ thận dương hư. Nhiệt làm tổn thương can âm, do “can thận đồng nguyên” vì vậy bệnh lâu ngày cũng dẫn đến can thận âm hư. Thấp nhiệt xâm nhập vào huyết phận, huyết nhiệt làm tổn thương tới phần âm của cơ thể, làm cho sự lưu thông của huyết bị trở ngại dẫn đến chứng huyết ứ. Tuy nhiên, huyết ứ còn do khí hư không đủ sức để vận hành huyết.
Can uất
Do can chủ sơ tiết, tính thích điều đạt, sợ uất ức. Nếu tinh thần căng thẳng, uất ức hoặc nóng giận kéo dài sẽ làm tổn thương tới can dẫn đến tình trạng hoạt động của khí trong cơ thể không được thông thoát, can mất điều đạt làm cho chức năng sơ tiết bị trở ngại. Sách Kim quỹ yếu lược, chương Tạng phủ kinh lạc tiên hậu bệnh mạch chứng viết: “kiến can chi bệnh, tri can truyền tỳ” có nghĩa là can bị bệnh sẽ ảnh hưởng tới tỳ. Do can khí uất kết, hoành nghịch phạm vào tỳ làm cho chức năng kiện vận của tỳ bị suy giảm, do đó không những không hóa được thấp mà còn làm cho đàm thấp nội sinh; đàm thấp uất lây ngày hoặc khí cơ uất trệ lâu ngày đều có thể hóa thành nhiệt; thấp nhiệt hỗ kết ở can đởm dẫn tới viêm gan. Khí và huyết có mối quan hệ mật thiết, trong khí khí là động lực thúc đẩy sự vận động của huyết; vì vậy nếu khí cơ không được thông thoát thì sự vận hành của huyết sẽ bị trở ngại dẫn đến tình trạng huyết bị ứ trệ ở kinh lạc.
Ăn uống
Ăn uống không đầy đủ, uống quá nhiều rượu đều có khả năng làm tổn thương tỳ vị, chức năng vận hóa của tỳ bị giảm sút làm cho thấp trọc nội sinh, đàm thấp uất trệ lâu ngày hóa nhiệt, hun đốt can đởm, làm rối loạn quá trình bài tiết dịch mật của can đởm gây nên vàng da. Sách Kim quỹ yếu lược, chương Hoàng đản bệnh mạch chứng tính trị có nêu: “cốc khí bất tiêu, vị trung khổ trọc, trọc khí hạ lưu, tiểu tiện bất thông… thân thể tận hoàng, danh viết cốc đản”.
Tỳ hư
Người bệnh sẵn có tỳ dương bị suy yếu hoặc mắc bệnh mạn tính kéo dài, chức năng của tỳ dương bị suy giảm dẫn đến ngoại thấp hoặc nội thấp đều có thể hàn hóa. Hàn và thấp gây trở trệ trung tiêu, ảnh hưởng đến sự bài tiết và lưu thông của dịch mật gây nên vàng da.
Tóm lại, đại đa số các học giả đều thống nhất nguyên nhân chủ yếu của bệnh là thấp nhiệt dịch độc, bệnh thường xảy ra ở người có tỳ vị chính khí bất túc, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Tạng phủ bị bệnh là can, tỳ và thận. Phân biệt bản hư- tiêu thực trên lâm sàng, trong đó bản hư là tỳ thận hao hư và can thận âm hư, tiêu thực là thấp nhiệt tà độc và can uất huyết ứ.
Bài thuốc đông y điều trị viêm gan siêu vi B
KHÍ HUYẾT Ứ TRỆ
Lâm sàn
– Sắc mặt kém tươi nhuận, môi thâm tím, mạn sườn đau tức, ấn chói nắng
– Lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết. Riêu lưỡi vàng. Mạch huyền sác hoặc trầm khẩ
Pháp trị: Hoạt Huyết Hóa Ứ
Bài thuốc: Huyết Phủ Trục Ứ Gia Giảm
Đào nhân 12g
Hồng hoa 10g
Đương quy 12g
Sinh địa 12g
Xuyên khung 12g
Xích thược 12g
Ngưu tất 12g
Cát cánh 06g
Sài hồ 12g
Chỉ xác 10g
Cam thảo 10g
Gia giảm:
– Gan to cứng gia: Miết giáp, Mẫu lệ
– Đau nhiều gia: Nhũ hương, Một dược
– Bụng đầy hơi gia: Sa nhân, Mộc hương
– Khí hư mệt mỏi gia: Hoàng kỳ, Đẳng sâm
CAN TỲ BẤT HÒA
Lâm sàn:
– Người bệnh không sốt, da không vàng hoặc vàng nhẹ. Đau tức hông sườn hoặc ấn đau
– Chán ăn, cảm giác đầy bụng, rối loạn tiêu hóa
– Rêu lưỡi dầy nhớt. Mạch huyền hoạt
Pháp trị: Sơ Can Kiện Tỳ
Bài thuốc: Tiêu Giao Thang Gia Giảm
Bạch linh 12g
Sài hồ 12g
Bạch truật 12g
Đương quy 12g
Bạch thược 12g
Cam thảo chích 6g
Gia giảm:
– Mệt mỏi nhiều gia: Nhân sâm hoặc đẳng sâm
– Thiếu máu chóng mặt gia: Tang thầm, Câu kỷ tử
– Vàng da gia: Nhân trần, chi tử
Bài thuốc mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh
Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ
THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền
Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM
ĐT & Zalo: 0904 890 895
Email: thienminhyquan88@gmail.com
Webiste: www.thienminhyquan.com