Facebook 08h00 - 20h00 hằng ngày
Zalo 08h00 - 20h00 hằng ngày
Gọi ngay
0904 890 895 08h00 - 20h00 hằng ngày
Home

BÀI THUỐC ĐÔNG Y TRỊ BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN TÍNH

Bài thuốc đông y trị bệnh viêm đại tràng mạn tính

I.THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI:

Viêm đại tràng mạn là tình trạng viêm mạn tính lan tỏa lớp niêm và dưới niêm của đại tràng, có tính chất tự miễn, gây loét và có thể gây chảy máu đại trực tràng, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.

Chẩn đoán bệnh kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng

Xét nghiệm thườn qui: tổng phân tích tế bào máu bằng máy đếm laser, Creatinin, Ure, ion đồ, VS, AST, ALT, glucose máu, bliance lipid máu, tổng phân tích nước tiểu, ECG, Xquang tim phổi thẳng, siêu âm bụng tổng quát. Xét nghiệm chẩn đoán: nộ soi đại trực tràng, giải phẫu bêệnh, CEA, soi phân tìm kí sinh trùng.

II/- THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN:

Các triệu chứng mô tả trong bệnh viêm loét đại tràng không đặc hiệu thuộc phạm trù chứng phúc thống, phúc tả, tiện huyết… Nguyên nhân của bệnh là:

Ngoại nhân: hàn thấp nhiệt tả.

Nội nhân: tình khí uất kết (lo lắng, suy nghxi, tức giận kéo dài)

Bất nội ngoại nhân: ăn uống thất điều

Bệnh lý chia làm 3 thể khác nhau.

1.4. Thấp nhiệt đại trường: Tiêu phân lỏng có nhiều nhầy máu, có thể sốt, hậu môn nóng đỏ, miệng đắng, hôi miệng, bụng đầy trướng, cự án, tieur tiện đỏ ít, lưỡi hống, rêu vàng nhầy, mạch sác hoặc hoạt sác.

1.5. Khí trệ huyết ứ: Tiêu phân nhầy máu, có điểm đau cố định, cự án, tiêu không giảm đau, sắc mặt ám tím, lưỡi tím, có điểm ứ huyết, mạch sáp hoặc trầm.

1.6. Tỳ thận dương hư: Tay chân lạnh, tiêu lỏng phân sống, ngũ canh tả, thiện án, đau lưng, mỏi gối, tiểu trong dài, lưỡi nhạt màu, bệu, có dấu ấn răng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế.

IV/- ĐIỀU TRỊ:

Nguyên tắc điều trị: thay đổi lối sống, điều trị triệu chứng, tầm soát ung thư.

ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

1.THẤP NHIỆT ĐẠI TRƯỜNG

Pháp trị: Thanh nhiệt trừ thấp

Bài thuốc:

Bài thuốc 1: Cát căn cầm liên thang gia giảm:

Cát căn 10 – 12g Kim ngân hoa 10 – 16g Mộc thông 6 – 8g
Hoàng liên 6 – 8g Hoắc hương 6 – 8g Cam thảo 4 – 6g
Hoàng cầm 8 – 12g Nhân trầm 8 – 12g  

Bài thuốc 2: Kim ngân hoàng bá hoàng liên thang

Kim ngân hoa 10 – 16g Hoàng bá 8 – 12g Hoàng liên 6 – 8g
Đơn bì 8 – 10g Cỏ mực sao đen 10 – 12g Chi tử 10 – 12g
Đại hoàng 4 – 6g    

Gia giảm:

Nếu bệnh nhân trướng bụng, thấp nặng hơn nhiệt có thể gia: Ý dĩ 12 – 20g, 6 – 12g, Hậu phác 6 – 8g, Đại phúc 6 – 8g, Binh lang 6 – 8g.

Nếu bệnh nhân sốt cao thì có thể gai: Tri mẫu 6 – 8g, Chi tử 8 – 12g

Nếu bệnh nhân bụng đau nhiều gia: Huyền bồ, Chỉ thực 6 – 8g.

Nếu bệnh nhân đi phân có máu có thể gia: Trắc bá diệp sao đen 10 – 12g, Cỏ

Châm cứu:

Huyệt tại chỗ và theo đường kinh đi qua vùng đang có triệu chứng: Quan nguyên, khí hải, trung cực.

Thanh nhiệt trừ thấp: Hợp cốc, khúc trì, túc tam lý, thiên xu.

2.KHÍ TRỆ HUYẾT Ứ

Pháp trị: Hành khí hoạt huyết

Bài thuốc: Cách hạ trục ứ thang gia giảm

Hương phụ 8-10g Đương qui 10-12g Xuyên khung 8-10g
Đào nhân 10-12g Đơn bì 10-12g Xích thược 10-12g
Ô dược 6-8g Huyền bồ 6-8g Cam thảo 6-8g
Chỉ xác 810g Hồng hoa 6-8g  

+ Gia giảm:

Nếu trướng bụng nhiều có thể gia: Hậu phác 6-10g, Chỉ thực 6-12g, Trần bì 6-12g, Sa nhân 68g.

Nếu đau bụng nhiều, có thể gia: Bạch thược 6-12g, Mộc hương 6-12g.

3.TỲ THẬN DƯƠNG HƯ

Pháp trị: Ôn bổ tỳ thận

Bài thuốc:

Bài thuốc 1: Tứ tuần hoàn phối hợp phụ tử lý chung.

Nhục đậu khấu 6-8g Phá cốt chỉ 6-8g Ngũ vị tử 6-8g
Ngô thù du 4-6g Phụ tử 4-6g Đảng sâm 8-10g
Can khương 6-8g Cam thảo 6-8g Bạch truật 8-10g

Pháp trị: Kiện tỳ ích khí

Bài thuốc 2: Qui tỳ thang

Đảng sâm 10-12g Mộc hương 6-8g Bạch truật 8-10g
Sinh khương 4-6g Đương quy 6-8g Hương phụ 6-8g
Toan táo nhân sao 10-12g Bạch đậu khấu sao 8-10g Long nhãn 8-10g
Bạch biển đậu sao 10-12g Cam thảo chích 4-6g  

Gia giảm:

Nếu bệnh nhân tuổi cao, thể trạng suy nhược, đại tiện phân lỏng kéo dài có thể gia: Hoàng kỳ 12-16g, Thăng ma 4-8g, Cát căn 4-10g.

Nếu đại tiện phân nhầy máu nhiều có thể gia: Trắc bá diệp sao đen 10-12g, cỏ mực sao đen 10-12g, hoa hòe 8-12g.

Nếu đại tiện sống phân, sợ lạnh, tay chân lạnh có thể gia: nhục quế 4-6g, đại hồi 4-6g.

Châm cứu:

Huyệt tại chỗ và theo đường kinh đi qua vùng đang có triệu chứng: quan nguyên, khí hải, trung cực.

Tỳ thận dương hư: Thái bạch, phong long, tỳ du, đại bô, thiếu phủ, thái khê, phi dương, quan nguyên, khí hải, phục lưu, kinh cừ.

Điều trị kết hợp y học hiện đại: Cho thể nhẹ hoặc trung bình

Diomestic 3g, 2-3 gói/ngày.

Otionium bromide 40mg: 1-2 viên/lần, 2-3 lần/ngày

Bổ sung vitamin B12, A, D, Mg, Fe, folate.

Điều trị không dùng thuốc

Dinh dưỡng và tập luyện

Hạn chế sản phẩm từ sữa vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy do không dung nạp lactose.

Chế độ ăn ít chất béo: Tránh bơ thực vật, thức ăn chiên rán.

Hạn chế rau củ quả tươi, dùng ở dạng hấp hoặc hầm.

Thức ăn cay, bia, rượu có thể làm triệu chứng xấu hơn.

Tập thể dục, thư giãn, tập thở 4 thời, xoa bóp vùng bụng.

Nhĩ châm: Tiểu trường, đại trường, giao cảm.

Cấy chỉ:

Huyệt tại chỗ và theo đường kinh đi qua vùng đang có triệu chứng: Quan nguyên, hí hải, trung cực.

Thanh nhiệt trừ thấp: Hợp cốc, khúc trì, túc tam lý, thiên xu.

Khí trệ, huyết ứ: Địa cơ, hợp cốc, huyết hải.

Tỳ hư thận dương hư: Thái bạch, phong long, tỳ du, đại bô, thiếu phủ, thái khê, phi dương, qaun nguyên, khí hải, phục lưu, kinh cừ.

Chườm dược liệu vùng bụng

Bài thuốc mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh

Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ

THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền

Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM

ĐT & Zalo: 0904 890 895

Email: thienminhyquan88@gmail.com

Webiste: www.thienminhyquan.com

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *