Facebook 08h00 - 20h00 hằng ngày
Zalo 08h00 - 20h00 hằng ngày
Gọi ngay
0904 890 895 08h00 - 20h00 hằng ngày
Home

BÀI THUỐC ĐÔNG Y TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Bài thuốc đông y trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 I/- THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI:

Mã bệnh tật theo ICD10: J44

J44.0: Bệnh phổi tắc nghẽ mãn tính đợt cấp do bội nhiễm

J44.1: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đợt cấp, không phân loại

J44.8: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, phân loại khác

J44.9: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, không phân loại

Mã bệnh tật YHCT: Khái thấu: – U59.231, Háo suyễn – U59.232

Chẩn đoán xác định

Tiền căn: hút thuố lá, môi trường ô nhiễm, nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn, lao phổi,tăng tính phản ứng đường thở (hen hoặc viêm phế quản co thắt),…

Lâm sàng: bệnh hay gặp ở nam trên 40 tuổi: Ho, khạc đờm kéo dài (không do các bệnh phổi khác); Khó thở tiến triện nặng dần theo thời gian.

Khám: Giai đoạn sớm; khám phổi có thể bình thường hoặc có khí phế thũng. Giai đoạn nặng: rì rào phế nang giảm, có thể ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ; Giai đoạn muộn: có thể suy hô hấp mạn tính (tím môi,tím đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ, biểu hiện của suy tim phải).

Cận lâm sàng: Đo chức năng thông khí phổi (tiêu chuẩn vàng)

Chẩn đoán giai đoạn BPTNMT

Đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở

Bảng 1.2 Mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD 2018

Giai đoạn GOLD Giá trị FEV1 sau test hồi phục phế quản
Giai đoạn 1 FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết
Giai đoạn 2 50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết
Giai đoạn 3 30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết
Giai đoạn 4 FEV1 < 30% trị số lý thuyết

Đánh giá triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh

Bộ câu hỏi mMRC: Đánh giá mức độ khó thở; < 2 được định nghĩa là ít triệu chứng, ≥ 2 là nhiều triệu chứng.

Bảng điểm đánh giá khó thở mMRC Điểm
Khó thở khi gắng sức mạnh 0
Khó thở khi đi vội trên đường bằng hay đi lên dốc nhẹ 1
Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc phải dùng lại để thở khi đi cùng tốc độ với người cung tuổi trên đường bằng 2
Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút trên đường bằng 3
Khó thở nhiều đến nỗi không thể ra khỏi nhà hoặc khó thở ngay cả khi thay quần áo 4

II/- CẬN LÂM SÀNG:

Xét nghiễm thường quy; CTM, Ion đồ, BUN, Creatininn, SGOT, SGPT, đường huyết.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh: đo CNTK phổi là tiêu chuẩn vàng

+ FEV1/FVC < 70% sau test hồi phục phế quản (HHPQ)

+ Test HPPQ âm tính (FEV1 tăng < 12% và < 200ml sau test HPPQ).

+ Nếu chống lấp hen: có thể test HPPQ dương tính

Xét nghiệm tìm nguyên nhân, tiên lượng, theo dõi điều trị:

+ X-quang phổi: Giai đoạn sớm có thể bình thường, giai đoạn muộn: hội chứng phế quản hoặc hình ảnh khí phế thũng.

+ ECG: giai đoạn muộn có thể thấy tăng áo động mạch phổi và suy tim phải (sóng P cao chọn đối xứng (P phế), trục phải, dày thất phải).

+ Siêu âm tim: tăng áp lực động mạch phổi, suy tim phải.

Xét nghiệm chẩn đoán phân biệt: xét nghiệm đàm, xét nghiệm dịch phế quản, CT scan ngực.

III/- THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN:

1.Phế khí hư: Ho, khó thở, tiếng nói nhỏ, tự hãn, sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi, lưỡi đạm, mạch hư nhược.

2.Phế âm hư: Ho khan hay ít đờm dính, ngứa họng, khàn tiếng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch nhỏ

3.Phế tỳ hư: ho lâu ngày, nhiều đờm, dễ khạc, ăn kém, đầy bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, phù, rêu trắng, lưỡi đạm, mạch tế nhược.

Phế thận dương hư: ho đờm nhiều, khó thở, thở ngắn, ngực sườn đầy trướng, tiếng nói nhỏ, tự hãn, sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi, đau lưng mỏi gối, liệt dương, tay chân lạnh, sợ lạnh, tiểu nhiều, lưỡi bệu nhợt, rêu trắng trơn, mạch trầm tế nhược.

IV/- ĐIỀU TRỊ:

Điều trị YHCT đơn thuần:

Phế khí hư:

Phép trị: Bổ khí phế khí

Bài thuốc:

Bài thuốc 1: Ngọc bình phong tán

Tên vị thuốc gam Tên vị thuốc Gam
Hoàng kỳ 12 – 20g Phòng phong 06 – 08g
Bạch truật 08 – 12g    

Bài thuốc 2: Quế chi hoàng kỳ thang

Tên vị thuốc gam Tên vị thuốc Gam
Quế chi 06 – 08g Bạch thược 06 – 08g
Hoàng kỳ 06 – 08g Đảng sâm 12 – 16g
Đại táo 10 – 12g Ngũ vị tử 10 – 12g
Sinh khương 04 – 06g    

Phế âm hư:

Phép trị: Tư dưỡng phế âm, tư âm giáng hỏa

Bài thuốc:

Bài thuốc 1: Nhất âm tiễn gia giảm

Tên vị thuốc gam Tên vị thuốc Gam
Mạch môn 08 – 12g Bạch thược 08 – 12g
Sinh địa 08 – 12g Tri mẫu 04 – 08g
Thục địa 16 – 20g Cam thảo 04 – 06g
Địa cốt bì 04 – 06g    

Bài thuốc 2: Sa sâm mạch đông thang

Tên vị thuốc gam Tên vị thuốc Gam
Sa sâm 10 – 12g Cam thảo 06 – 08g
Tang diệp 10 – 12g Ngọc trúc 08 – 12g
Bạch biển đậu 10 – 12g Thiên hoa phấn 08 – 12g
Mạch môn 08 – 12g Hạnh nhân 08 – 12g
Trần bì 06 – 08g    

Phế tỳ hư:

Phép trị: Kiện tỳ ích phế

Bài thuốc:

Bài thuốc 1: Sâm linh bạch truật tán

Tên vị thuốc Gam Tên vị thuốc Gam
Đảng sâm 08 – 12g Sa nhân 06 – 08g
Bạch truật 08 – 12g Ý dĩ 08 – 12g
Bạch linh 08 – 12g Hạt sen 06 – 08g
Bạch biển đậu 06 – 08g Cát cánh 06 – 08g
Hoài sơn 06 – 08g Cam thảo 04 – 06g

Bài thuốc 2: Bổ trung ích khí

Tên vị thuốc gam Tên vị thuốc Gam
Hoàng kỳ 16 – 20g Sài hồ 06 – 10g
Bạch truật 16 – 20g Thăng ma 06 – 08g
Đảng sâm 12 – 16g Trần bì 04 – 06g
Đương qui 16 – 20g Chích thảo 04 – 06g

Phế thận dương hư:

Phép trị: Ôn thận nạp khí, bổ phế khí

Bài thuốc:

Bài thuốc 1: Hữu quy ẩm gia giảm

Tên khoa học gam Tên vị thuốc Gam
Phụ tử chế 02 – 04g Thục địa 16 – 32g
Nhục quế 04 – 06g Hoài sơn 12 – 16g
Sơn thù 06 – 10g Kỷ tử 08 – 12g
Đỗ trọng 12 – 16g Cam thảo 04 – 06g
Đản sâm 08 – 12g    

Bài thuốc 2: Bát vị quế phụ gia giảm

Tên vị thuốc gam Tên vị thuốc Gam
Phụ tử chế 02 – 04g Thục địa 16 – 32g
Nục quế 04 – 06g Hoài sơn 12 – 16g
Sơn thù 06 – 10g Đơn bì 08 – 12g
Phục linh 08 – 12g Trạch tả 08 – 12g

Thuốc thành phẩm

Lựa chọn trong số các loại thuốc sau tùy thể lâm sàng (không trung thuốc thang):

Chỉ khái tiêu viêm 4-6 viêm ngâm/ngày

Tragutan: 1 viên x 2-3 lần/ngày

Bổ trung ích khí 10-20 viên x 2-3 lần/ngày

Bát trân nang 2 viên x 3 lần/ngày

Tễ quy tỳ 1 hoàn x 2-3 lần/ngày

Bổ thận hoàn 1 hoàn x 2-3 lần/ngày

Bát vị 10 viên x 2 lần/ngày

Supperzin 2-3 viên x 2-3 lần/ngày

Lục vị hoàn hoặc Lục vị không đường (nếu bệnh nhân có Đái tháo đường) 5-10 viên x 2-3 lần/ngày

Cao lỏng lục vị 1 gói x 2 lần/ngày

Cao bổ phổi hoặc Cao bổ phổi không đường (nếu bệnh nhân có Đái tháo đường) 15-30ml x 2-3 lần/ngày

Cao Hồng sâm 1 gói x 1-3 lần/ngày

Mimosa 2 viên uống Tối (nếu bệnh nhân mất ngủ)

Châm cứu

Các huyệt: Trung phủ, Phế du, Thận du, Định suyễn, Quan nguyên, Khí hải.

Điện châm (Máy Hàn Quốc, xung M2 hoặc M3, tần số 0-20 Hz) hoặc châm không gắn điện + cứu ấm: 20 phút/lần/ngày, châm mỗi ngày.

Gia giảm thêm các huyệt:

Phế khí hư: Thái uyên, Thiên lịch, Tỳ du

Phế âm hư: Thái uyên, Thiên lịch, Tam âm giao

Phế tỳ hư, Phế thận dương hư: Thái uyên, Thiên lịch, Đản trung, tam âm giao, Tỳ du, Mệnh môn, Phục lưu

Cấy chỉ

Các huyệt: Trung phủ, Phế du, Thận du, Định suyễn, Quan nguyên, Khí hải.

10 kim/lần, mỗi lần cấy cách nhau 7 – 14 ngày

Dưỡng sinh

Thở 4 thời có kê mông và giơ chân, Thở 4 thời chhur động, Xem ra xem gần, Để tay sau gáy, Bắt chéo tay sau lưng, Để tay giữa lưng nghiêng mình, Tập luyện 15 – 30 phút/lần/ngày, mỗi ngày.

Bài thuốc mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh

Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ

THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền

Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM

ĐT & Zalo: 0904 890 895

Email: thienminhyquan88@gmail.com

Webiste: www.thienminhyquan.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *