Bài thuốc đông y trị bệnh nhược cơ (cơ vô lực)
Nhược cơ là một bệnh lý thần kinh – cơ gây ra do xung động thần kinh từ dây thần kinh đến cơ vân không dẫn truyền được làm cho cơ không vận động được.
Nhược cơ là một bệnh mạn tính đặc trưng bởi tình trạng yếu và nhanh mệt của các cơ vận động tự ý.
Bệnh hay gặp hơn ở phụ nữ dưới 40 và trên 70 tuổi và ở nam giới trên 50 tuổi.
Đông y xếp vào loại bệnh ‘Nuy’, ‘Kiểm phế’.
Bệnh nhược cơ thuộc phạm trù chứng Nuy trong Đông y
Bệnh phát sinh có liên quan đến các tạng Tỳ Vị Can Thận.
Tỳ chủ vận hóa là nguồn sinh hóa của khí huyết và bản (gốc) của hậu thiên, chủ cơ nhục tứ chi, can tăng huyết chủ cân, thận tàng tinh chủ cốt sinh tủy. Tỳ vị hư nhược trung khí bất tức, khí hư hạ hãm, không có nguồn gốc sinh thủy cốc nuôi dưỡng cơ nhục, lâu ngày nguyên khí suy nhược, can huyết không đủ, cân mạch mất dinh dưỡng, thận tinh mắt sự bổ sung của hậu thiên thì tủy khô xương teo.
Dấu hiệu và triệu chứng
Nhược cơ có thể xảy ra ở bất kỳ cơ vận động tự ý nào của cơ thể, hay gặp nhất là các cơ ở mặt, mắt, cánh tay và chân, và các cơ tham gia thực hiện các động tác nhai, nuốt và nói. Đặc điềm lâm sàng chủ yếu có: vùng cơ vân bị bệnh rất dễ mệt, sau khi nghỉ ngơi hoặc được cải thiện. Thể nặng có thể do suy hô hấp mà tử vong. Bệnh liệt cơ nặng có yếu tố di truyền.
Các dấu hiệu và triệu chứng gồm yếu cơ ở mặt, có thể gây sụp mi, nhìn đôi, khó thở, khó nói, khó nhai hoặc nuốt, yếu cơ ở tay hoặc chân, nhanh mỏi khi phải lặp lại các động tác.
Bệnh nhược cơ tiến triển qua các giai đoạn sau
Giai đoạn 1: Chỉ một nhóm cơ bị xâm phạm, thường là các cơ vận động ở mắt.
Giai đoạn 2a: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm nhưng chưa có xâm phạm hô hấp hoặc hầu họng.
Giai đoạn 2b: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo triệu chứng hầu họng.
Giai đoạn 3: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo rối loạn hầu họng và hô hấp.
Vị trí cơ tổn thương: Biểu hiện đầu tiên thường ở các cơ ổ mắt, cơ ở mặt, cơ nhai, cơ cổ, cơ họng. Hiếm khi biểu hiện đầu tiên ở cơ tứ chi. Giai đoạn cuối, tổn thương cơ ra toàn thân. Phân bố của yếu cơ không theo định khu giải phẫu.
Tổn thương các cơ vận nhãn: (khoảng 85% số bệnh nhân): Triệu chứng sụp mi rất gợi ý, đôi khi sụp mi một bên kèm với mờ to mắt bên đối diện, do phản ứng cố gắng bù trừ tự nhiên. Có thể kèm theo nhìn đôi.
Các cơ khác: các cơ ở mặt, các cơ tham gia nhai, nuốt và nói cũng thường bị tổn thương (5-10% tổng số bệnh nhân ở giai đoạn sớm và 80% ở giai đoạn toàn phát).
Bệnh nhân chóng bị mỏi hàm khi nhai, thậm chí cằm có thể trễ xuống phải lấy tay đẩy lên. Bữa ăn dễ bị ngắt quãng do không nhai được và nuốt nghẹn tăng dần.
Khi nói chuyện thì càng về cuối, giọng nói càng khó nghe hơn và chuyển thành giọng mũi.
Cổ có thể rũ xuống do yếu các cơ gáy.
Khi bệnh đã phát triển, tất cả các cơ quan đều có thể bị yếu, bao gồm cả các cơ hô hấp như cơ hoành, cơ liên sườn, cơ thành bụng. Thậm chí khi bệnh nặng, có thể các cơ vòng của bàng quang và trực tràng cũng bị ảnh hương.
Trong một ngày, mức độ yếu cơ nhẹ vào buổi sáng và nặng lên vào buổi chiều tối. Hiếm khi có tẹo cơ.
Diễn biến của bệnh nhược cơ rất khác nhau. Nguy cơ tử vong chủ yếu do biến chứng hô hấp. Bệnh tiến triển tới mức nặng nhất trong vòng 1-7 năm. Thời kỳ nhược các cơ vận nhãn đơn thuần càng kéo dài thì nguy yếu cơ toàn thân càng giảm. Tiến triển ở nam giới nhanh hơn ở nữ giới; khởi phát ở người trẻ nặng hơn người già. Nhược cơ trẻ em thường có tiên lượng xa khá tốt: khoảng 30% trẻ không cắt tuyến ức và 40% trẻ được cắt tuyến ức sẽ khỏi hoàn toàn.
Chẩn đoán:
Có thể xác định bệnh nhược cơ bằng nghiệm pháp Zoly: Cho bệnh nhân tự nhắm mở mắt 15 lần rồi mở mắt nhìn; bệnh nhân nhược cơ sẽ không mở được, mi mắt sa xuống.
Dấu hiệu Cogan: cho bệnh nhân nhìn xuống để cơ nâng mi được nghỉ, sau đó yêu cầu nhìn thẳng thật nhanh, mi trên sẽ giật mạnh, rồi nhanh chóng sụp xuống.
Thao tác Gorelick: cho bệnh nhân nhìn ngước tập trung lên một điểm cố định trên cao, mi trên ở một bên mắt sẽ từ từ sụp xuống, dùng ngón tay (của người khám) để kéo và giữ mi bên đó lên, sau một lúc lại thấy mi trên phía bên kia từ từ sụp xuống. Thao tác này rất đặc hiệu cho bệnh nhược cơ.
Nguyên nhân
Theo y học hiện đại: Trong bệnh nhược cơ, hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra những kháng thể ức chế hoặc phá hủy của thụ thể acetylcholin ở cơ, dẫn đến gián đoạn quá trình trao đổi thông tin giữa thần kinh và cơ và làm cơ yếu đi.
Muốn cơ thể có thể vận động bình thường, hệ thần kinh cần tạo ra xung động thần kinh truyền từ não bộ đến các cơ vân. Chỗ tiếp hợp giữa đầu tận sợi thần kinh với sợi cơ gọi là các Synapse thần kinh cơ. Để xung động truyền quá các khe synapse này một cách thông suốt cần phải có mặt một chất trung gian dẫn truyền thần kinh quan trọng, đó là Acetylcholin. Chất này qua khe synap thần kinh cơ, gắn với thụ thể acetylcholine (Achr) và cơ có thể co được. Bệnh nhân nhược cơ có các kháng thể chặn các thụ thể acetylcholine tại khe synap thần kinh cơ nên không co cơ được. Các kháng thể này do hệ miễn dịch của chính bệnh nhân sinh ra. Do đó bệnh nhược cơ được gọi là bệnh tự miễn vì cơ thể bệnh nhân tự sinh ra một loại kháng thể phá hủy các thụ thể tiếp nhận acetylcholin, làm cho acetylcholin không vận chuyển được đến đầu sau của synap, xung động thần kinh không dẫn truyền được làm cho cơ không vận động được.
Ngoài ra ở khoảng 15% bệnh nhân nhược cơ có sự phát triển bất thường tuyến ức, một phần quan trọng trong hệ miễn dịch của bạn, có thể là nơi khởi phát và duy trì sự sản xuất loại kháng thể có hại này.
Một số yếu tố có thể làm bệnh nặng lên, như mệt mỏi, bị bệnh, bị stress, quá nóng và dùng một số thuốc, như thuốc chẹn beeta, thuốc chẹn kênh calci, quinin và một vài loại kháng sinh.
Theo Đông y, bệnh có liên quan với tạng Tỳ, Can và Thận. Nặng hơn thì do khí huyết bất túc, Can Thận bị hư tổn, cơ nhục, cân mạch không được nuôi dưỡng sinh ra chứng Nuy.
Biện chứng luận trị
Trên lâm sàng điều trị có thể phâm làm các thể bệnh như sau:
1.TỲ VỊ HƯ NHƯỢC
Lâm sàn: Mi mắt sụp, chân tay teo mềm yếu nặng dần lên, làm việc mệt mỏi, được nghỉ ngời có hồi phục, hụt hơi lười nói, ăn vào dễ sặc, bệnh nặng hơn thì nuốt khó, tiêu lỏng, mặt phù kém tươi nhuận, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.
Mệt mỏi nhiều thêm Hoàng tinh 9g; Ăn ít thêm Kê nội kim, Cốc nha, Sơn tra đều 6g; Đại tiện lỏng, thêm Khiếm thực 10g.
2.TRUNG KHÍ HẠ HÃM
Lâm sàn: Mi mắt sụp xuống, tay chân mềm yếu kém ẩm, bước đi loạng choạng, muốn té ngã, sáng nhẹ tối nặng, sắc mặt không bóng, váng dầu mất sức, tiếng nói thấp bé, lưỡi nhạt, rêu trawnngs mỏng, mạch nhu hoãn không có lực.
Điều trị: Bổ khí thăng hãm. Dùng bài Thăng hãm thang gia giảm (Cơ không có lực là chứng bệnh nặng hay gặp, do đại khí hãm xuống, gân mạch mất nuôi dưỡng, do vậy lấy Thăng hãm thang bổ khí thăng hãm, trong bài thuốc chủ yếu dùng Hoàng kỳ, Đảng sâm đại bổ nguyên khí; Thăng ma, Sài hồ, Cát cánh thăng để dương khí; Quế chi ôn thông dương khí)
3.CAN THẬN ÂM HƯ
Lâm sàn: Mí mắt sụp, chân yếu không đứng lâu được, bước đi khó khăn, lưng nhức mỏi, ù tai, mắt mờ, nữ rối loạn kinh nguyệt, nam di tính liệt dương, sốt đêm về chiều, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
Phép trị: Tư bổ Can Thận, dưỡng âm thanh nhiệt, dùng bài Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm (Bài lục vị địa hoàng chuyên bổ Thận âm, tư bổ cho Can Thận, thêm Tri mẫu và Hoàng bá để dưỡng âm thanh nhiệt, tránh làm tổn hại cho gân cơ, xương).
4.ĐỜM THẤP NGĂN TRỞ
Lâm sàn: Mí mắt sụp xuống, sáng nhẹ tối nặng, ngực đầy chướng bí, ho đờm nhiều, váng dầu, tim hồi hộp, buồn nôn, nôn mữa, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch hoạt.
Điều trị: Hỏa đởm thông lạc. Dùng bài Đao đờm thang gia giảm (Đởm thấp ngăn trở kinh lạc, tính khí khô có thể lên cấp đầy đủ cho mi mắt, dẫn tới không có lực, thì cần hóa đờm thông lạc để chữa. Đạo đờm thang là Nhị trần thang chữa bệnh tương đối rộng, đặc biệt đối với phong đờm ngăn ở kinh lạc. Đạo đờm thang lại phối hợp với các thuốc bổ khí như Bạch truật, Thăng ma để thăng dương và Sài hồ, hiệu quả càng tốt.
5.Ứ HUYẾT NGĂN TRỞ LẠC MẠCH
Lâm sàn: Mí mắt sụp xuống, cơ bắp toàn thân mất nước, 2 đùi không có lực, ngực đầy trướng bí, thở gấp, lưỡi đỏ tối, mạch sáp.
Điều trị: Hóa ứ thông lạc. Dùng bài Khung long thang gia giảm (Loại này phần nhiều thấy cơ không có lực chứng bệnh nặng hơn u tuyến ngực dẫn tới phát ra, u nhiều thấy cơ không có lực chứng bệnh nặng hơn u tuyến ngực dẫn tới phát ra, u sưng chèn nén khí huyết, lưu thông ngưng trệ, do vậy có thể thấy triệu chứng ứ huyết, dùng phương pháp hoạt huyết hóa ứ là chữa chính khí của nó. Bài thuốc trên ngoài Chỉ xác lý khí co thu cơ trơn, Đảng sâm bổ khí ra, còn lại đều có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, hoặc trương nở máu, hoặc thu bé khối u. U tuyền ức cũng là bệnh rối loạn chức năng miễn dịch, thuốc hoạt huyết hóa ứ có hiệu quả ức chế chức năng miễn dịch phạm vi nhất định.
Một số bài thuốc kinh nghiệm trị Nhược cơ
Bổ trung ích khí thang gia giảm: dùng điều trị 53 ca, khỏi 22 ca, tiến bộ rõ 10 ca, có tiến bộ 5 ca, không kết quả 16 ca (Tạp chí Trung y số 6 năm 1980). Một báo cáo khác, dùng bài thuốc trên gia giảm trị 32 con mắt sụp mi (28 ca). Kết quả: Khỏi 28 con mắt, tiến bộ tốt 4 con, có kết quả 3 con, không kết quả 2 con (Tạp chí Trung y Liêu Ninh số 51/987).
Cát căn thang (Thương hàn luận) hợp với Tiểu thanh long thang hoặc thuốc Tây Neostigmin điều trị 6 ca kết quả đều tốt (Báo Hán Phương lâm sàng số 12 năm 1968).
Dương hỏa thang: Trị chứng liệt cơ nặng sau khi phẫu thuật cắt bỏ ung thư tuyến ức. Bệnh nhân đã uống bài thuốc gia giảm liên tục 130 thang, triệu chứng lâm sàng được cải thiện rõ và tiếp tục uống củng cố bằng sữa ong sau 1 năm khỏi hẳn (Báo Trung y Hà Nam số 4/1983).
Hữ quy hoàn: Bài này gia Hoàng kỳ, Đảng sâm dùng trị 51 ca thể tỳ thận dương hư (bệnh nhân sợ lạnh, chân tay lạnh, tiêu lỏng, vùng thắt lưng đau nhức, nuốt khó, toàn thân rất mệt). Kết quả: khỏi 5 ca, tiến bộ nhiều 7 ca, có kết quả 32 ca, không kết quả 7 ca (Tạp chí Trung y dược Thượng Hải, số 12/1987).
Khương phụ tử vật thang: Bài thuốc gia giảm dùng trị 41 ca. kèm Tỳ hư, thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Sơn dược; Kèm thận hư, thêm Tiên linh tỳ, Ba kích thiên, Bồ cốt chi, Lộc giác phiến; kèm huyết hư, thêm A giao, Quy bản giao, Lộc giác giao. Có ứ huyết, thêm Địa miết trùng, Ngô công, Toàn yết, Mã tiền từ… Kết quả: khỏi 12 ca, kết quả nhiều 17 ca, có kết quả 9 ca, không kết quả 3 ca (Học báo Trung y học viện Sơn Đông số 7/1977).
Lộc giác giao hoàn: Tác giả đã dùng bài thuốc điều trị chứng liệt cơ nặng, 2 chân teo yếu, tiêu lỏng gia Nhục quế, Hoài sơn, Bổ cốt chỉ; tiểu nhiều lần mất tự chủ gia ích trí nhân, Tang phiêu tiêu; khó thở, chân lạnh gia Hoàng kỳ, Phụ tử có kết quả (Trung y lịch đại danh phương tập thành)
Trần thị cơ vô lực phương: Đã điều trị 371 ca, khỏi (hết triệu chứng lâm sàng) 53 ca, cơ bản khỏi (còn một số ít triệu chứng) 8 ca, tiến bộ 7 ca, không kết quả 25 ca. Trong số khỏi có 44 ca tái phát, lại điều trị lại khỏi.
Trần thị cơ vô lực phương 1. Dùng phương này điều trị bệnh nhân mắc chứng nhược cơ 65 ca, trong đó trị khỏi 58 ca, chuyển biến tốt 5 ca, vô hiệu 2 ca. Trong 58 ca trị khỏi, 1 liệu trình trị khỏi 21 ca, 2 liệu trình trị khỏi 26 ca, 3 liệu trình trị khỏi 5 ca, 4 liệu trình trị khỏi 6 ca. Bệnh nhân trị khỏi qua theo dõi trên 1 năm, đều chưa thấy tái phát.
Thanh nhiệt giải độc thang (Bệnh viện Nhân Dân huyện Nhiêu Bình, tỉnh Quảng Đông): Đã điều trị 1 ca 17 thang hết hoàn toàn các triệu chứng.
Hoàng kỳ 1 kg, Nhân sâm 2,5kg, Lá Chay 3kg, Viễn chí 1kg, Toan táo nhân 1kg. Nấu thành cao đặc. Mỗi lần dùng 10ml, ngày 2 lần. Hoặc tán bột, trộn đều, làm thành viên 0,5g, ngày uống 2-3 viên.
Hoài sơn 16g, liên nhục 12g, bạch truật 16g, trần bì 10g, củ đinh lăng 16g, ba kích 12g, xương bồ 12g, thần khúc 10g, kê huyết đằng 16g, hà thủ ô 16g, đương quy 12g, sâm hành 16g, cam thảo 12g; hoàng kỳ 12g, ngũ gia bì 16g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Củ đinh lăng 16g, lá và cây ngấy hương 16g, cao lương khương 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, biển đậu 12g, hậu phác 10g, thủ ô chế 16g, cam thảo 12g, sinh khương 6g, bạch truật 16g, đại táo 10g, đương quy 12g, sâm bố chính 16g. Sấc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Xương bồ 12g, lạc tiên 16g, hà thủ ô 16g, đinh lăng 16g, bạch truật 12g, cam thảo 12g, kê huyết đằng 16g, hoài sơn 16g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, ngũ gia bì 16g, mẫu lệ 16g, sâm hành 16g, hoàng kỳ 9g, quế 6g, đại táo 5 quả, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Hà thủ ô, bạch truật, củ đinh lăng, hoài sơn, ngũ gia bì, đại táo, phòng sâm, ngũ vị, đương quy, cam thảo, xuyên khung, mỗi vị 20g. Cho các vị vào bình sứ hoặc bình thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, sau 20 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ.
Châm cứu trị Nhược cơ
Khí hư hạ hãm: Sụp mi mắt hoặc nhìn đôi, sáng nhẹ tối nặng, tay chân uể oải không có sức, thiếu khí, lười nói, hơi thở ngắn, trong gnuwjc bứt rứt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Nhược.
Điều trị:
Ích khí sinh dương, kiện Tỳ ích huyết.
Châm Phế du, Tỳ du, Trung quản, Khí hài, Túc tam lý, Tam âm giao, Hợp cốc, Thủ tam lý.
Sau khi châm đắc khí, dùng thủ pháp niệm chuyển để bổ, ôn cứu mỗi huyệt 5-10 phút, dùng mồi ngải cứu 5-10 tráng, lưu kim 20 -30 phút.
Mỗi ngày châm một lần, 10 lần là liệu trình. Sau mỗi liệu trình nghi 5 – 7 ngày.
Bổ ích trung khí
Châm bá hội, Tỳ du, Can du, khí hải, Trung quản, Túc tam lý, Thái bạch, Dương bạch (Bị cấp châm cứu).
Tỳ Thận dương hư: Toàn thân không có sức, đi lại khó khăn, nuốt cũng khó, trong ngực bứt rứt, hơi thở ngắn, vận động thì mệt, ăn ít, ddaijj tiện lỏng, di tinh, liệt dương, thân thể lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt xanh trắng, lưỡi dày, có vết răng, mạch Trầm Trì.
Điều trị: Ôn bổ Tỳ thận.
Cứu hoặc châm bổ Quan nguyên, Tỳ du, Thận du, Mệnh môn, Túc tam lý, Thái bạch, Thừa tương (Bị cấp châm cứu).
Can Thận bất túc: Bổ ích can thận, kiện vận Tỳ dương.
Châm Can du, Thận du, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Quan nguyên, Thùy tuyền, Tỳ du, Chương môn.
Sau khi châm đắc khí, dùng thủ pháp niệm chuyển để bổ tả, lưu kim 20 – 30 phút.
Mỗi ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình. Sau mỗi liệu trình nghỉ 5 – 7 ngày (Trung Quốc châm cứu đại toàn).
Âm hư nội nhiệt: Tư âm thanh nhiệt, dưỡng huyết thông lạc.
Châm khúc trì, Túc tam lý, Tam âm giao, Cách du, Huyết hải, Khích môn, Nhiên cốc, Thái khê.
Sau khi châm đắc khí, dùng thủ pháp niệm chuyển để bổ tả. Khúc trì, Khích môn đều tả, các huyệt khác đều bổ. Lưu kim 20 -30 phút.
Mỗi ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình. Sau mỗi liệu trình nghỉ 5 – 7 ngày (Trung quốc châm cứu đại toàn).
Thực dưỡng cho người Nhược cơ
Bên cạnh việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ, chúng ta cần bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho cơ thể, nhất là canxi. Trước hết người bị nhược cơ cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động hàng ngày. Mỗi ngày nên ăn đầy đủ cả 5 nhóm thực phẩm: ngũ cốc 6 -11 phần, rau xanh 3 -5 phần, trái cây 2 – 4 phần, sữa 2 – 3 phần, thịt 2 – 3 phần. Giảm lượng protein đến 10 phần trăm tổng số cala, nên thay thể đạm động vật bằng protein thực vật càng nhiều càng tốt.
Bệnh nhược cơ cần bổ sung một lượng lớn canxi cho cơ thể (khoảng 1500mg/ 1 ngày). Nếu có thể hãy bổ sung canxi cho cơ thể từ các nguồn khác ngoài sữa.
Đậu tương: Đối với những người bị nhược cơ, không thể nào bỏ qua đậu tương trong thực đơn. Thành phần dinh dưỡng trong đậu tương giàu canxi, sắt, phốt pho, chất xơ, vitamin B1, B2, B6, vitamin E, axit folic, Phytosterols, isoflavons, lecithin, phytoestogen…. Do đóm có thể yên tâm sử dụng loại thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng.
Mộc nhĩ: Trong mộc nhĩ có chứa làm lượng canxi cao hơn đáng kể so với thành phần canxi trong thịt nên mộc nhĩ là loại thực phẩm không thể nào thiếu trong chế độ ăn của người nhược cơ.
Cải thìa: Nguồn canxi dồi dào trong cải thìa rất tốt cho người bệnh nhược cơ, ngừa bệnh loãng xương.
Đậu hũ (Đậu phụ): Lượng canxi trong đậu phụ chiếm tới 68% thành phần dinh dưỡng nên đây chính là sự chọn lựa tốt cho những người bị bệnh nhược cơ.
Hạn chế các loại chất béo, đồ ngọt và muối. Loại bỏ các loại dầu không bão hòa đa thực vật, bơ thực vật, mỡ thực vật, tất cả các loại dầu hydro hóa một phần, và tất cả các loại thực phẩm (chẳng hạn như các loại thực phẩm chiên) có thể chứa axit béo chuyển hóa. Nên dùng dầu ooliu như là chất béo chính.
Tăng tiêu thụ các axit béo omega-3 (có nhiều trong cá)
Nên ăn nhiều thực phẩm giàu kali nhưu cam, cà chua, mơ và các loại nước ép của từ các loại hoa quả trên, ăn nhiều rau xanh, bông cải xanh. Nghệ và gừng cũng tốt cho bệnh nhược cơ.
Nên ăn chậm, và cho cơ thể nghỉ ngơi giữa các bữa ăn. Thay bì ăn 3 bữa chính mỗi ngày có thể chia ra thành 6 bữa ăn nhỏ.
Bệnh nhân nhược cơ thường có điểm yếu ở lưỡi, hàm, miệng và cơ bắp cổ họng vì thế tránh ăn miếng to, các thức ăn khó nuốt, có thể gây khó khăn cho việc nhai, nuốt thức ăn, dễ ảnh hưởng tới đường thở.
Khi ăn nên ngồi thẳng trên ghế, nghiêng đầu về phía trước. Trong lúc ăn không nên nói chuyện và nghĩ tới chuyện không vui.
Không nên hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, các thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng hộp.
Bài thuốc mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh
Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ
THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền
Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM
ĐT & Zalo: 0904 890 895
Email: thienminhyquan88@gmail.com
Webiste: www.thienminhyquan.com