Facebook 08h00 - 20h00 hằng ngày
Zalo 08h00 - 20h00 hằng ngày
Gọi ngay
0904 890 895 08h00 - 20h00 hằng ngày
Home

BÀI THUỐC ĐÔNG Y TRỊ BỆNH KHỚP XƯƠNG

Bài thuốc đông y trị bệnh khớp xương

Bệnh khớp không có biểu hiện: sưng, nóng đỏ.

Triệu chứng chung là đau mỏi các khớp, mưa lạnh, ẩm thấp đau tăng, thường hay tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết. Bệnh âm ỉ kéo dài, thường kèm theo các rối loạn khác như rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, ăn uống kém…

Riêng cho từng thể bệnh lâm sàng: nếu thiên về phong chứng sẽ cso thêm triệu chứng như: đau di chuyển các khớp, đau nhiều khớp thường là các khớp phần trên cơ thể như cổ, vai, khuỷu tay, cổ tay, bàn ngón tay, đau đầu, sợ gió, rêu lưỡi trắng. Nếu thiên về thấp chứng thêm các triệu chứng: đau cố định tại các khớp bệnh, không di chuyển, kèm theo tê nặng mỏi là chủ yếu. Nếu thiên về hàn chứng thì đau nhiều về đêm, trời lạnh đau tăng, chườm nóng giảm đau, đau kiểu co thắt và buốt.

Nguyên tắc chung

Ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem quá đáng nếu không có yêu cầu của thầy thuốc, chú ý ăn thức ăn giàu đàm, nhiều khoáng chất và vitamin, uống nước đủ mỗi ngày trung bình từ 1,2 lít trở nên, không ăn uống nhiều chất kích thích hoặc khó tiêu.

Tập luyện nhẹ: như đi bộ, tập thái cực quyền, tập dưỡng sinh.

Đi gậy nếu là đau khớp gối hoặc khớp háng.

Chườm muối nóng vào các khớp đau như cột sống, nhượng chân, vai, hoặc dùng đèn hồng ngoại chiếu vào các khớp đau, chú ý liều lượng về thời gian chiếu đèn, tránh biến chứng phỏng da cho bệnh nhân.

Xoa bóp để tăng cường sự vận hành của khí huyết.

Châm cứu giúp tăng giảm đau, điều chỉnh sự tắc nghẽn khí huyết và bổ dưỡng.

Bài thuốc chung

Lá lốt 12g, Quế chi 12g, Cỏ xước 16g, Hà thủ ô 12g, Mắc cở 12g, Thiên niên kiện 12g, Thổ phục linh 12g, Sinh địa 20g.

Công thức huyệt chung

Áp thống điểm tại chỗ và quanh khớp đau.

Nếu là phong chứng trội hơn

Dược: Dùng bài thuốc chung trên thêm Phòng phong, Khương hoạt mỗi vị 12g.

Châm: dùng Áp thống điểm chung như trên, thêm Hợp cốc, Phong môn, Phong trì, Huyết hải, Túc tam lý, Cách du.

Nếu là thấp chứng trội hơn

Dược: Dùng bài thuốc chung nêu trên, thêm Ý dĩ 16g, Ngũ gia bì 12g, Tỳ giải 16g.

Châm: Dùng Áp thống điểm chung như trên, thêm Túc tam lý, Tam âm giao, Tỳ du, Thái khê, Huyết hải.

Nếu mắc bệnh đã lâu và tái phát nhiều lần có thể dùng bài thuốc: Khương hoạt 08g, Xích thược 12g, Hoàng kỳ 12g, Cam thảo 06g, Đại táo 12g, Phòng phong 08g, Khương hoạt 12g, Đương quy 08g, Gừng 04g.

Nếu là hàn chứng trội

Dược: Dùng bài thuốc chung nêu trên, thêm Can khương 04g, Phụ tử 08g, Xuyên khung 12g.

Châm cứu: dùng công thức chung trên, thêm cứu ấm Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Tam âm giao.

Bệnh khớp có sưng, nóng, đỏ

Giai đoạn cấp tính, YHCT gọi là phong thấp nhiệt tý.

Triệu chứng: các khớp sưng nóng đỏ đau (hay xuất hiện đối xứng), ấn vào đau nhiều hơn, ngày nhẹ đêm nặng, co duỗi cử động khó khăn, sốt ra mồ hôi, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng.

Bạch hổ quế chi thang gia vị: Thạch cao 20g, Quế chi 06g, Tri mẫu 12g, Hoàng bá 12g, Thương truật 08g, Kim ngân 20g, Tang chi 12g, Phòng kỷ 12g, Ngạnh mễ 12g. Sắc uống ngày 01 thang.

Nếu có nốt ban đỏ hoặc khớp sưng đỏ nhiều, thêm Đan bì 12g, Xích thược 08g, Sinh địa 20g.

Quế chi thược dược tri mẫu thang gia vị: Quế chi 08g, Tri mẫu 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 12g, Cam thảo 06g, Phòng phong 12g, Ma hoàng 08g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 12g. Sắc uống ngày 01 thang.

Nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác YHCT gọi là thấp nhiệt thương tâm.

Dược: Vẫn dùng các bài thuốc trên, bỏ Quế chi, thêm các thuốc âm bổ âm như Sinh địa, Huyền sâm, Địa cốt bì, Sa sâm, Miết giáp, Thạch hộc …

Châm cứu: châm các huyệt tại các khớp sưng đau và vùng lân cận. Toàn thân châm huyệt Hợp cốc, Phong môn, Túc tam lý, Huyết hải, Đại chùy …

Giai đoạn mạn tính có thêm các biểu chứng như biến dạng khớp, teo cơ, dính cứng khớp.

Dược: dùng các bài thuốc ở phần trên, thêm Nam tinh chế 08g, Xuyên sơn giáp 08g, Bạch giới từ sao 08g, Đào nhân 08g, Bạch cương tàm 02g, Hồng hoa 08g.

Châm cứu: châm các huyệt như phần trên.

Có thể kết hợp

Xoa bóp: tại các khớp bằng các thủ thuật ấn, day, lần, véo, các khớp và các cơ quan khớp.

Vận động: vừa xoa bóp vừa vận động các khớp theo các tư thế động tác cơ năng. Vận động từng bước, động viên người bệnh chịu đựng, dần dần tới lúc các khớp hồi phục các động tác cơ năng.

Xoa bóp vận động là phương pháp chủ yếu và quyết định kết quả chữa bệnh trong giai đoạn này.

Đề phòng bệnh thấp tái phát

Để phòng tránh bệnh phong tê thấp tái phát, bệnh nhân cần:

Giữ ấm cơ thể:

Nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí thay đổi thất thường có thể khiến tình trạng sưng đau ở bệnh phong tê thấp càng trở nên nghiêm trọng. Chúng khiến máu huyết lưu thông kém nên không nuôi dưỡng cơ và các khớp xương kịp thời, dẫn đến co cứng khớp và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh. Vì vậy, bệnh nhân cần giữ ấm cơ thể vào những thời điểm giao mùa và hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh và ẩm thấp.

Ăn uống khoa học

Khi bị phong thấp khớp, nên tránh ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ vì nó có thể gây béo phì và tăng sức ép lên các khớp xương của bạn nhiều hơn. Hãy thay thế chúng bằng các thực phẩm giàu collagen, vitamin (A, C, D, E) và các khoáng chất (canxi, magie, kali, selen…) như cá hồi, xương ống, xương sụng, yến mạch, hạt óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân, bí đỏ, cà rốt, cải bó xôi, cải bẹ xanh, bông cải xanh, nho, táo, cam, dâu tây, việt quất, sữa tươi … để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên nhớ uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể trao đổi chất hiệu quả hơn, duy trì sự trơn tru của các khớp xương.

Vận động hợp lý

Để tránh cứng khớp, người bệnh nên lên kế hoạch cho một chế độ luyện tập và vận động thích hợp. Tập các bài căng duỗi khớp có thể giúp cơ bắp của bạn được tăng cường, các khớp xương được cũng cố trở nên chắc khỏe. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham gia các môn bơi lội, tập aerobic dưới nước, đạp xe, đi bộ, tập yoga hoặc thái cực quyền để duy trì chức năng vận động khớp và ngăn ngừa biến dạng khớp…

Từ bỏ thói quen xấu

Hút thuốc lá, uống nhiều bia, rượu, cà phê hay sử dụng các chất kích thích, ăn uống vô độ … là một trong những nguyên nhân khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn. Các chất độc hại từ những thực phẩm này có khả năng hủy hoại các tế bào xương, cản trở quá trình hấp thu và tái tạo xương mới, tăng nguy cơ loãng xương, viêm khớp và thúc đẩy quá trình lão hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn. Người bị phong tê thấp cần kiêng tuyệt đối bia, rượu, thuốc lá, tránh căng thẳng, stress … để giảm thiếu những cơn đau và tránh nguy cơ tàn phế sớm.

Ngoài việc điều trị để phòng tránh tái phát, sau khi bệnh đã ổn định, có thể dùng các bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang: Độc hoạt, Phòng phong, Tần giao, đều 08 – 12g, Bạch thược, Đỗ trọng, Đương quy Đảng sâm, Phục linh, Ngưu tất, đều 12 – 16g, Thục địa, Tang ký sinh, đều 12 – 24g, Xuyên khung 06 – 112g, Tế tân 04 – 08g, Chích thảo, Quế chi, đều 04g.

(Hoàng kỳ, Cam thảo ích khí; Phòng phong, Khương hoạt sơ phong trừ thấp; Đương quy, Xích thược hòa dinh hoạt huyết; Khương hoạt lý khí trệ ở trong huyết, khư trừ hàn thấp; Sinh khương làm vật dẫn vật, hòa dinh vệ đến được các khớp). Dùng dưới dạng thang thuốc sắc hoặc dạng bột hay dạng trà. Các vị thuốc hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng vừa trị tiêu, vừa trị bản, vừa phò chính khu tà, là một phương thường dùng đối với chứng phong hàn thấp tý.

Nếu bệnh nhân thể tạng nóng, kèm theo huyết áp cao, dùng bài Độc hoạt tang ký sinh có nhiều vị thuốc nóng sẽ không thích hợp. Có thể dùng bài Quyên tý thang: Khương hoạt 09g, Khương hoàng, Xích thược, đều 10g, Đương quy 12g, Chích hoàng kỳ, Phòng phong, đều 06g, Chích cam thảo 03g, Sinh khương 03 lát, Đại táo 03 trái. (Hoàng kỳ, Cam thảo ích khí; Phòng phong, Khương hoạt sơ phong trừ thấp; Đương quy, Xích thược hòa dinh hoạt huyết; Khương hoàng lý khí trệ ở trong huyết, khư trừ hàn thấp; Sinh khương làm vật dẫn, hòa dinh vệ đến được các khớp. Cả bài hợp lại, ích khí hòa dinh, khu phong thắng thấp).

Dùng dưới dạng thang thuốc sắc hoặc dạng bột hay dạng trà.

****

Dùng thuốc theo biện chứng luận trị

Khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp: Phòng phong, Hoàng cầm, Quế chi, Xuyên quy, Ngưu tất, Đỗ trọng, Cẩu tích, Hy thiêm, Mộc qua, Độc hoạt, Thạch cao, Tri mẫu, … Hoặc Tơ hồng xanh, Gối hạc, Dây đau xương.

Công dụng: Sơ phong, thanh nhiệt, tán hàn, hóa thấp, giải độc, thông kinh hoạt lạc, giảm đau.

Tiêu phong giải độc: Bồ công anh, Kim ngân cành, Hồng hoa, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Vỏ gạo, Bạc thau, Rau má …

Công dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, có tác dụng như 1 kháng sinh Đông y, giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt, bổ huyết tiêu viêm, tiêu sưng, giảm phù nề, trị mề đay mẫn ngứa, chống dị ngứa.

Bổ Can Thận: Khi cơ thể bị giảm hấp thu canxi, khô dịch nhớp và giảm khả năng tái tạo sụn thì thường gây loãng xương, thoái hóa xương khớp. Nguyên nhân khiến xương bị thiếu hụt là do thiếu axit amin. Tuy nhiên khi thuốc bổ can thận thì sẽ khắc phục được tình trạng này vì những vị thuốc bổ can thận có tác dụng:

Cung cấp canxi amin và canxi như: Quy bản, Lộc giác sương, Miết giáp.

Tăng hấp thu canxi, phốt pho, các chất vi lượng, chống còi xương, trừ phong thấp, giảm đau, lợi tiểu như Thương truật, Ngũ gia bì, Cốt toái bổ, Cẩu tích và Tục đoạn, Dâm dương hoắc.

Khỏe mạnh chân, chống mềm yếu đầu gối, hạ huyết áp và an thần như Đỗ trọng.

Tăng sức co bóp cơ tim, tăng lưu lượng huyết, giảm cholesterol, giảm ứ huyết tại nơi thoái hóa giúp giảm đau như: Ngưu tất, Nhục thung dung.

Tăng miễn dịch, bổ máu, bổ âm, tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi sức khỏe như: Dâm dương hoắc, Thục địa, Hà thủ ô đỏ.

Hầu hết các vị thuốc bổ Can Thận còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Vì vậy, nó cũng có tác dụng giảm viêm đau xương khớp do các nguyên nhân gây ra.

Tùy vào triệu chứng lâm sàng, tình trạng nặng nhẹ của bệnh, cơ địa, và thể trạng của từng người mà cho dùng loại khu phong trừ thấp hoặc bổ Can Thận hoặc uống cả hai kết hợp với Tiêu phong giải độc cho phù hợp với bệnh chứng.

Trong việc dùng thuốc Đông y, một trong những sở trường của Đông dược là việc dẫn thuốc đến vùng bệnh mà Đông dược gọi là “thuốc dẫn”, “sứ” để tăng hiệu quả chữa bệnh tốt hơn.

Vùng bệnh Vị thuốc dẫn
Đau lưng trên Cát căn
Đau lưng giữa Tang ký sinh
Đau thắt lưng Ngũ gia bì
Đau vùng đầu gối Ngưu tất
Đau vùng bắp chân Mộc qua
Đau ngón tay, chân Quế chi
Đau kèm lạnh trong cột sống Cẩu tích
Loãng xương nhiều Cốt toái bổ, Quy bản
Đau cố định và nhiều do ứ huyết Xích thược, Nhũ hương, Một dược

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *