Bài thuốc đông y trị ung thư gan nguyên phát
Ung thư gan nguyên phát là ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô của nhu mô gan, bao gồm ung thư biểu mô tế bào gan và ung thư biểu mô tế bào ống mật trong gan. Đây là một trong các căn bệnh ác tính phổ biến nhất trên thế giới, chẩn đoán khó, thường phát hiện muộn, tiên lượng rất xấu, tỷ lệ tử vong cao trong một thời gian ngắn kể từ khi phát hiện bệnh.
Trên thế giới, ung thư gan chiếm vị trí thứ 8. Loại ung thư này ít gặp ở Mỹ, Pháp, các nước Bắc Âu và châu Mỹ La Tinh. Trái lại, tỷ lệ mắc ung thư gan hàng năm khá cao ở Trung Quốc, các nước châu á và miền Nam châu Phi. Trên toàn cầu, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới.
Việt Nam chưa có một thống kê đầy đủ về tỷ lệ phát bệnh ung thư trên toàn quốc nhưng các thống kê tại các bệnh viện và các khu vực cũng cho thấy ung thư gan là một ung thư phổ biến trên cả nước. Tại Hà Nội, theo thống kê từ năm 1996 – 1999 cho thấy ung thư gan đứng thứ 3 ở nam giới và thứ 6 ở nữ giới. Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh phía Nam cho thấy ung thư nguyên phát đứng hàng đầu trong các loại ung thư ở nam giới và là một trong hai loại ung thư phổ biến nhất cho cả hai giới.
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Cho đến nay, cơ chế bệnh sinh của ung thư gan vẫn chưa sáng tỏ, căn cứ vào điều tra dịch tễ bệnh khu vực phát bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, các nhân tố dưới đây có liên quan đến ung thư gan:
Virus viêm gan B: đây là yếu tố được công nhận là nguy cơ hàng đầu của ung thư biểu mô tế bào gan, sự phù hợp trên bản đồ thế giới tỷ lệ nhiễm HBV mạn tính và tỷ lệ phát bệnh khá chặt chẽ. Các nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao (5 – 15%) đồng thời cũng có tỷ lệ phát bệnh ung thư gan cao nhất trong khi ở các nước phương Tây có tỷ lệ nhiễm HBV mạn tính thấp (< 1%) thì ung thư gan nguyên phát cũng hiếm gặp. Một số ít trường hợp có thể do nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau virus viêm gan C, nghiện rượu…
Virus viêm gan C: là yếu tố nguy cơ thứ hai có sau virus viêm gan B mạn tính. Nhiễm virus viêm gan C mạn tính là nguyên nhân chính của ở các nước phương Tây, và Nhật Bản. Trên thế giới, có khoảng 170 triệu ngưới (chiếm 3% dân số) bị nhiễm HCV mạn tính. Bệnh thường lây truyền qua đường tình dục và tiêm truyền. Hiện này, ở Việt Nam thì tỷ lệ nhiễm HCV mạn tính chưa cao, chiếm khoảng 1 – 1,8%.
Rượu: là yếu tố nguy cơ quan trọng, tuy không có tác dụng gây ung thư trực tiếp nhưng vai trò độc của rượu kéo dài đã được chứng minh có liên quan đến nhiều ung thư như ung thư vòm họng, thanh quản, thực quản…
Aflatoxin (AF): là một mycotoxin được tiết ra từ các các chủng nấm mốc Aspergillus flavus, A. parasiticcucs (thường mọc trên lạc và các hạt ngũ cốc ẩm ướt), đã được chứng minh từ lâu có thể gây ung thư gan thực nghiệm trên súc vật. Đây là một chất gây ung thư tương tác với virus viêm gan B để tăng nguy cơ.
Xơ gan và các bệnh gan mạn tính: đại đa số đều phát triển trên nền gan đã bị xơ (95%); đặc biệt là xơ gan hậu viêm gan, nốt tái tạo lớn. Xơ gan thường là giai đoạn phát triển nặng của một bệnh viêm gan mạn tính với những nguyên nhân khác nhau. Người ta cho rằng sự tái tạo của tế bào ở các nốt xơ gan là cơ sở dẫn đến biến đổi ác tính.
Nguy cơ khác: ngoại các yếu tố nguy cơ trên được giới khoa học và thế giới công nhận, cong một số nguy cơ khác tuy đang tranh luận nhưng cần chú ý phòng bệnh bệnh ung thư gan: chất độc màu da cam (dioxin), thuốc trừ sâu, các hóa chất gây ung thư trong nước không sạch, tiếp xúc với những chất độc gan và yếu tố di truyền, yếu tố dinh dưỡng…
Bệnh lý học
Các u ác tính nguyên phát của gan có thể phát sinh từ thành phần biểu mô hoặc từ thành phần không phải biểu mô. Trong đó, ung thư biểu mô là loại hay gặp nhất (90%) và giữ vị trí quan trọng nhất trong bệnh học ung thư gan. Về phân loại, năm 1978, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại ung thư gan và năm 2000 sửa đổi bổ sung, hiện đang được áp dụng ở nhiều trên thế giới và Việt Nam.
Phân loại ung thư gan:
Ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma: HCC).
Ung thư biểu mô đường mật trong gan (intrahepatic cholangio carcinoma: ICC).
Thể hỗn hợp tế bào gan – tế bào đường mật (combinet hepatocellular and cholangio carcinoma: CCC).
Ung thư nguyên bào gan (hepatolastoma).
Về đại thể:
Ung thư thể nốt (nodular): có thể có một nốt đường kính khoảng 5cm hoặc 2 – 3 nốt với kích thước khác nhau. Khi nốt có vỏ bọc bởi vỏ cơ dày rõ được gọi là thể có vỏ bọc, thường kích thước nhỏ (2 – 3 cm), phát triển chậm, tiên lượng tốt.
Ung thư thể khối lớn (massive): u có kích thước > 5cm, có thể chiếm một phần hay toàn bộ thùy gan. Đặc điểm u là xâm lấn tĩnh mạch cửa, di căn trong gan làm thay đổi hình dạng khối u.
Ung thư thể lan tỏa: có nhiều nốt phân bổ lan tỏa gan phải và gan trái. Các nốt này có thể nhỏ 1 – 2mm cho tới 1 – 2cm hoặc lớn hơn. Các nốt nhỏ rất khó phân biệt với xơ gan.
Về cấu trúc:
Thể bè, thể giả truyền và nang, thể đảo, thể nhú, thể đặc, thể tế bào sáng, thể xơ, thể tế bào đa hình thái, thể dạng sarcoma.
Phận độ mô học: biệt hóa rõ, biệt hóa vừa, biệt hóa kém và thể không biệt hóa.
Chẩn đoán ung thư gan nguyên phát
Chẩn đoán bệnh lý học
Kiểm tra tổ chức học gan xác định ung thư gan nguyên phát.
Kiểm tra tổ chức học ngoài gan xác định có tế bào ung thư gan.
Chẩn đoán lâm sàng
Theo Hiệp hội Ung thư Trung Quốc năm 2001:
AFP > 400 ng/l, loại trừ viêm gan hoạt động, mang thai, u sinh dục và ung thư gan thứ phát… và có hai loại chẩn đoán hình ảnh có hình ảnh điển hình của ung thư gan hoặc có hai loại marker ung thư dương tính (AP, GGT2, AFP, AFU…) và có một loại chẩn đoán hình ảnh có hình ảnh đặc trưng của ung thư gan.
Có biểu hiện lâm sàng của ung thư gan, khẳng định có ổ di căn xa (dịch ổ bụng thấy máu hoặc phát hiện trong đó có tế bào ung thư) và loại trừ được ung thư gan thứ phát.
Chẩn đoán phân biệt
Ung thư gan thứ phát.
Xơ gan hóa.
Viêm gan hoạt động.
Áp xe gan.
Y học cổ truyền
Khái niệm
Theo y học cổ truyền, các triệu chứng được mô tả trong bệnh ung thư gan thuộc phạm trù trưng tích, can tích, cổ trướng, hoàng đản, hiếp thống.
Nguyên nhân sinh bệnh
Bệnh gan lâu ngày: vàng da, đau sườn… lâu ngày không khỏi làm tà độc lưu trệ dẫn đến tổn thương can tỳ, vận hành khí trở trệ, ứ huyết ngưng lạc, ứ độc nội kết, lâu ngày dần tích kết, tích lâu ngày thành bệnh ác tính.
Âm thực nội thương: uống rượu nhiều làm tổn thương tỳ vị, tỳ hư thấp khốn hoặc tà độc uẩn kết trung tiêu xâm nhập vào can, dần tích thành khối u.
Tình chí thất điều: rối loạn tình chí làm can khí uất kết, vận hành khí trở trệ, ứ trọc nội kết dần tích lại thành chứng trưng tích. Trong cuốn “Linh khu. Bách bệnh thủy sinh” nêu: nội thương (do lo buồn, cáu giận) làm khí thượng nghịch, khí thượng nghịch nên vận hành thủy dịch không thông,ôn khí bất hành, huyết ứ trệ bên trong mà không tán, tân dịch không được vận hành đều thành trưng.
Gốc của bệnh tại can và liên quan đến tỳ, thận. Rối loạn chức năng sơ tiết của can làm khí huyết ứ kết, thấp nhiệt trở trệ, đởm dịch thấm ra bì phu gây vàng da. Can tỳ thận hư tổn, khí trệ huyết ứ, thủy thấp đình tụ trong bụng thành cổ trướng. Giai đoạn cuối, chính khí hư tổn nhiều, khí âm suy kiệt. Tính chất bệnh thuộc bản hư tiêu thực, bệnh biến hóa thành chính khí nội hư, khí trệ, huyết ứ, đàm thấp, nhiệt độc trưng kết… lâu ngày tích trệ hình thành u.
Cơ chế sinh bệnh
Phát bệnh: bệnh khởi phát tiềm ẩn, giai đoạn sớm trên lâm sàng đa phần không rõ ràng, khi phát bệnh thấy đau hạ sườn phải.
Vị trí bệnh: bệnh tại can tỳ và liên quan đến đởm và vị, thậm chí có thể thận.
Tính chất bệnh: bệnh thuộc bản hư tiêu thực. Trong đó, bản hư là tỳ vị hư nhược, can thận âm suy tổn; tiêu thực là thấp trọc, độc ứ uẩn kết thành trưng tích.
Xu thế bệnh: bệnh tuy khởi phát từ từ, tiềm ẩn nhưng khi phát bệnh thì tốc độ nhanh, bệnh chuyển sang nguy kịch. Giai đoạn đầu,chủ yếu khí uất tỳ hư thấp trở, tiêp đến có thể thấp trọc, thấp nhiệt, độc ứ tương kết, tổn thương âm huyết; cuối cùng cũng chính suy tà thực, bệnh càng thêm nặng, toàn thân suy kiệt.
Chuyển biến bệnh:
Giai đoạn hình thành bệnh: thấp trọc, độc ứ tập trung nhưng khi đó chưa tích thành khối, người bệnh đa phần chưa cảm thấy khó chịu cho đến khi thấy phát bệnh trên lâm sàng, tích tụ đã ngưng ở hạ sườn và dần thành trưng tích kiên cố. Vì thế bản hư tiêu thực, do hư dẫn đến bệnh, do tà dẫn đến thực là bệnh sinh của cả quá trình bệnh.
Trong giai đoạn phát bệnh thời kỳ đầu, chính khí hư nhưng chưa quá nghiêm trọng. Vì thế, thời kỳ này đa phần bệnh sinh chủ yếu của khí trệ, tỳ hư can uất có thể kiêm thấp trọc trung trở, thấp trở nhiệt nội uẩn hoặc huyết ứ nội đình.
Theo sự gia tăng của trưng tích ngày càng lớn, nhiệt độc và huyết ứ tương kết, tổn thương khí âm, công năng tạng phủ ngày một tổn thương, hư tổn ngày càng nặng. Đồng thời thấp độc ứ giao kết với nhiệt càng sâu, trưng tích dưới hạ sườn thành khối cứng như đá, ấn không di chuyển, đau tăng; thấp độc ứ trở can đởm, dịch mật thoát ra ngoài bì phu thành hoàng đản; thấp nhiệt tà độc tổn thương âm huyết, can thận âm suy tổn, hỏa nhiệt đốt tổn thương huyết lạc, bức huyết vong hành mà thấy chứng xuất huyết.
Giai đoạn muộn hình thành vòng xoắn ác tính của chứng chính hư tà thực.
Sơ đồ nguyên nhân bệnh sinh của ung thư gan:
Thấp nhiệt tà độc lưu trệ→ khí huyết trở trệ – huyết ứ thấp độc uất kết.
Tình chí tổn thương → can uất khí trệ → khí huyết trở trệ.
Ẩm thực thất điều → tỳ hư thấp trệ → thấp nhiệt uất độc.
Tạng phủ hư nhược → can tỳ thất điều → khí huyết trở trệ.
Thấp độc ứ giao kết Ung thư gan
Can tỳ thận tổn thương
BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
Căn cứ biện chứng
Phân tích kỹ các triệu chứng: đau hạ sườn phải, đau âm ỉ kèm theo có khối u ở hạ sườn phải ngày càng to, ấn thấy đau, chắc và không nhẵn, vàng da, cổ trướng, gầy sút cân, Giai đoạn muộn có thể vàng da, cổ trướng, gầy sút cân nhiều.
Biện luận tính chất bệnh: bệnh ở tại can, có liên quan mật thiết với tỳ, vị, thận. Các chứng như căng tức hạ sườn, ăn ít, đầy bụng, bứt rứt, mạch huyền thì đều thuộc can khí trệ. Nếu kèm theo ăn uống kém, đại tiện phân nát, mệt mỏi nhiều, gầy sút rõ rệt thì thuộc chứng can uất tỳ hư. Nếu bụng trướng, ăn kém, đại tiện phân nát, mệt mỏi vô lực là chủ yếu hoặc kèm theo chân tay phù, bụng có dịch (cổ trướng), rêu lưỡi trắng nhớt thì thuộc tỳ hư thấp khốn. Nếu kiêm có sốt từng cơn, nước tiểu sẫm màu, rêu lưỡi vàng nhớt thì thuộc tỳ hư thấp nhiệt. Nếu từng cơn, nước tiểu sẫm màu, rêu lưỡi vàng nhớt thì thuộc tỳ hư thấp nhiệt. Nếu mạn sườn căng đau hoặc đau bỏng rát, hạ sườn có u, miệng đắng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt thì do thấp nhiệt uẩn độc ứ trệ can đởm gây nên. Nếu dưỡi hạ sườn có khối u, ấn thấy cứng, đau ngay càng tăng, cố định mà không di động, chất lưỡi ám tím hoặc có ban ứ huyết thì thuộc huyết ứ độc kết vào can lạc. Nếu u to nhanh, đau khó chịu, mắt vàng, da vàng, bụng to như trống, miệng khô, hoa mắt, chóng mặt, hai mắt khô sáp, chất lưỡi đỏ tím, rêu lưỡi dày vàng khô, mạch huyền sác thì thuộc ứ nhiệt độc tà thương âm huyết, can thận hao hư.
Nguyên tắc điều trị
Cơ chế bệnh sinh chủ yếu của ung thư gan là can uất, tỳ hư, thấp nhiệt ứ độc. Vì vậy, pháp điều trị là thư can kiện ỳ, khứ thấp hóa ứ, thanh nhiệt giải độc. Khi nhiệt độc tổn thương can thận thì pháp điều trị chủ yếu là khứ tà tư âm.
PHÂN THỂ ĐIỀU TRỊ
1.CAN UẤT TỲ HƯ
Lâm sàng: phần bụng trên hoặc phần bên phải bụng có khối u, bụng đầy và ấn đau, có thể thấy đau không rõ ràng, ngực đầy tức, tiêu hóa kém, ăn ít, đại tiện phân nát, mệt mỏi, sắc mặt vàng sạm hoặc trắng bệch hoặc sắc tối, cơ thể gầy sút, tình thần mệt mỏi, chất lưỡi đỏ hoặc hồng nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng nhớt, mạch huyền tế.
Phân tích: tình chí nội thương, can uất khắc tỳ hoặc ăn uống không điều độ dẫn đến tỳ vị khí hư, vận hóa kém, thủy cốc không thể hóa sinh thành khí huyết mà biến thành đàm trọc nội đình. Can uất, khí trệ lâu ngày, huyết hành không thông, huyết ứ kiêm đàm thấp trở trệ lạc mạch, lâu ngày dần tích thành u dưới da sườn. Can uất khí trệ làm rối lọn chức năng thăng giáng của tỳ vị gây bứt rứt, bụng đầy trướng và đau. Tỳ vị khí nhược, vận hóa thu nạp kém, thanh dương không nuôi dưỡng được phía trên, không phân bổ được đến tứ chi nên gây tinh thần mệt mỏi, sắc mặt không tươi nhuận. Thanh dương không thăng, trọc âm không giáng, thu nạp thất thường gây ăn uống kém, đại tiện phân nát. Các chứng của mạch lưỡi đều đặc trưng của chứng can uất tỳ hư.
Pháp điều trị: thư can kiện tỳ, lý khí khứ ứ.
Bài thuốc: Tiêu nghịch tán phối hợp với Lục quân tưt thang gia giảm.
Sài hồ 12g, Hương phụ 12g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 12g, Bạch thược 12g, Bạch linh 12g, Đan sâm 15g, Thương truật 12g, Kê nội kim 12g, Sơn tra sao 10g, Uất kim 15g.
Các vị thuốc trên sắc uống, mỗi ngày 01 thang.
Trong bài thuốc này thì sài hồ, hương phụ có tác dụng thư can uất, lý khí trệ. Đảng sâm, bạch truật có tác dụng dưỡng khí kiện tỳ hòa trung, khứ thấp kiêm trị can uất tỳ hư. Uất kim có tác dụng thư lý can đởm ứ trệ, hòa huyết chỉ thống và có thể thanh lợi thấp nhiệt can đởm. Bạch thược có tác dụng nhu can, trợ can, hòa huyết chỉ thống. Phục linh có tác dụng kiện tỳ trừ thấp thông suốt trung tiêu. Kê nội kim, sơn trà sao có tác dụng tiêu tích hóa trệ để giúp tỳ vị vận hóa, đồng thời kiêm chức năng hóa ứ nhuyễn kiên. Đan sâm có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, dưỡng huyết hòa huyết. Thương truật chuyển vào kinh can tỳ, có tác dụng phá huyết khứ ứ, tiêu tích chỉ thống. Các vị thuốc trên phối ngũ có tác dụng điều khí huyết, đồng trị can, tỳ; tiêu bản kiêm trị làm khứ tà mà chính khí không hư tổn, can uất thư giải, huyết mạch điều hòa, tỳ vị kiện vận nên đàm thấp không sinh.
Nếu đau nhiều hạ sườn thì gia diên hồ sách 12g, bột tam thất 06g, nhũ hương chế 10g, một dược chế 10g.
Nếu bụng trướng nhiều thì gia chỉ thực 10g, đại phúc bì 12g.
Nếu miệng dính, rêu lưỡi trắng nhớt thì gia dĩ nhân sao 12g.
Nếu tỳ hư nặng thì gia nhân sâm 10g; đại tiện nát nhiều thì gia nhục đậu khấu 10g, thảo quả 06g.
Người nóng, miệng đắng, rêu lưỡi vàng thì bỏ đảng sâm và gia hoàng liên 12g, bán chi liên 20g, nhân trần 15g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g.
2.THẤP NHIỆT UẨN ĐỘC
Lâm sàng: dưới hạ sườn tích thành khối, ấn chắc, hạ sườn trướng đau như đốt hoặc bụng trướng to; hoặc da toàn thân vàng, mắt vàng hoặc có sốt, ăn ít buồn nôn, đại tiện khô, nước tiểu đỏ, sắc mặt sạm tối, người gầy, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, rìa lưỡi có ứ ban, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền hoạt hoặc huyền sáp.
Phân tích: thấp nhiệt xâm nhập cơ thể, thấp độc hoặc tỳ vị thấp trọc uất mà hóa nhiệt làm thấp nhiệt nội uẩn thành độc hoặc can uất tỳ hư, thấp trở nhiệt uất, thấp nhiệt uất kết thành độc, thấp nhiệt ứ trở mạch lạc dần tích thành khối, khí huyết tuần hành không thông dần tích dưới hạ sườn thành khối cứng, ấn đua. Thấp và nhiệt độc thiêu đốt can đởm làm vùng hạ sườn đau như đốt; nhiệt độc tà thịnh đốt tân dịch mà thấy phát sốt, miệng khô và đắng, đại tiện táo bón; thấp nhiệt hạ trú dưới bàng quang gây chứng tiểu tiện đỏ; thấp nhiệt uẩn độc ứ trệ can đởm gây chất lưỡi đỏ, rìa ứ ban, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền hoạt hoặc huyền sáp.
Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, giải độc khứ ứ.
Bài thuốc: Nhân trần cao thang gia giảm.
Nhân trần 15g, Chi tử 08g, Đại hoàng 08g, Bán chi liên 20g, Xích thược 12g, Đan bì 12g, Xích tiểu đậu 10g, Trạch tả 10g, Phục linh 12g, Trư linh 12g, Thương truật 12g, Bạch anh 12g, Bạch hoa xà thiệt thảo 20g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
Chứng bệnh này là do can tỳ ứ trệ, thấp nhiệt độc ứ tương kết mà dẫn đến. Trong bài thuốc trên, dùng nhân trần có tình vị khổ tiết hạ giáng, vào kinh can đởm; có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, thoái nhiệt và lý can đởm uất trệ. Chi tử có tính vị đắng lạnh; có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh nhiệt lợi thấp. Đại hoàng có tính vị đắng lạnh và thông giáng, có tác dụng thông tiết ứ nhiệt và tiêu thấp nhiệt. Bán chi liên, bạch hoa, xà thiệt thảo, bạch anh đều có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp. Trạch tả, trư linh có tác dụng lợi thủy thấm thấp kiện tỳ. Xích tiểu đậu có tác dụng lợi thấp tiêu ứ. Thương truật có tác dụng hóa ứ tiêu tích, kiện tỳ lý khí. Xích thược, đan bì có tác dụng lương huyết tán kết; phối hợp với đại hoàng, chi tử để giải ứ trệ và nhiệt độc cho huyết phận. Các vị thuốc phối hợp với nhau có tác dụng mạnh để thanh trừ tà độc, do thanh lợi tiêu tán ở trong thấp nhiệt, độc ứ tương kết sẽ hóa giải.
Sườn đầy và đau nhiều thì gia sài hồ 12g, uất kim 12g, tam lăng 10g, thương truật 12g, đào nhân 12g.
Nếu rất đau thì gia nhũ hương 12g, một dược 12g, diên hồ sách 12g.
Nếu đại tiện phân đen, nát thì gia tiên hạc thảo 15g, địa du 06g, a giao 09g (cho vào sau).
Khối u cứng chắc thì phối hợp dùng với viên Đại hoàng chiết trùng hoàn.
Lưỡi đỏ khô thì gia sinh địa 10g, thiên môn đông 10g, mạch môn 12g.
Ăn kém thì gia sơn tra sao 10g, kê nội kim 12g.
Nếu kèm đại tiện táo lỏng thất thường, rêu lưỡi dày trắng (do thấp nhiệt ứ trệ kiêm có tỳ hư) thì giảm đại hoàng, đan bì và gia phục linh 12g, ý dĩ nhân 15g, sinh hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g.
Nếu cổ trướng, bí đại tiểu tiện, bụng to khó chịu thì gia xa tiền tử 20g, mẫu lệ 12g, sài hồ 12g.
3.HUYẾT Ứ ĐỘC KẾT
Lâm sàng: hạ sườn có khối u lớn, chắc, ấn đau; sườn bụng trướng đau ngày càng tăng, đau lan ra vùng thắt lưng, cố định không di chuyển, sắc mặt và môi tói hoặc vùng bụng trướng to, tĩnh mạch dưới da bụng lộ rõ, toàn thân phù, không muốn ăn, đại tiện táo kết, chất lưỡi đỏ tím hoặc có điểm ứ ban, mạch trầm sáp.
Phân tích: can khí uất kết lâu ngày hoặc tà thấp độc lâu làm huyết ứ, tà độc tương kết dưới hạ sườn, lạc đạo trệ tắc, dưới hạ sườn trứng tích ngày một lớn. Bụng đau cố định mà không di chuyển; ứ trở khí trệ tỳ vị thăng giáng thất thường gây bụng trướng, không muốn ăn; ứ trở khí trệ, thủy dịch không hành, khí huyết, dịch, trướng kết mà dẫn đến cổ trướng, toàn thân phù; vận hành khí ở trung tiêu không thông, tràng phủ chuyển hóa thất điều, chất cặn bã ứ làm cho đại tiện táo kết; chất lưỡi đỏ tím, rêu lưỡi có điểm ứ ban, mạch trầm sáp là chứng của huyết ứ nội đình.
Pháp điều trị: hành trệ hóa ứ, giải độc tiêu kết.
Bài thuốc: Cách hạ trục ứ thang gia giảm.
Ngũ linh chi 10g, Thổ miết trung 06g, Đào nhân 10g, Đại hoàng 08g, Ngưu tất 12g, Sài hồ 15g, Mẫu lệ 15g, Thương truật 12g, Đương quy 12g, Sơn tra sao 10g, Bạch hoa xà thiệt thảo 20g, Bán chi liên 20g, Xích thược 12g, Chỉ thực 10g, Sinh hoàng kỳ 15g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
Ung thư gan thuộc chứng huyết ứ độc kết, pháp điều trị là hóa ứ, tiêu tích giải độc. Trong bài thuốc này thì ngũ linh chi có tính vị ngọt, đắng, ấm, nhập kinh can; có tác dụng làm thông lợi huyết mạch, tán ứ chỉ thống. Thổ miết trùng có tính vị mặn, lạnh; có tác dụng nhuyễn kiên tán kết, phá huyết trục ứ. Đào nhân, xích thược, đại hoàng, ngưu tất cùng dùng có tác dụng hành ứ dẫn trệ, phá huyết trục ứ. Sài hồ có tác dụng sơ can lý khí, chỉ thực có tác dụng hành khí dẫn trệ. Hai vị thuốc, một thăng, một giáng có tác dụng điều hòa khí cơ trị uất trệ để đạt hiệu quả khí hành huyết hành. Mẫu lệ có tính vị mặn, lạnh; có tác dụng nhuyễn kiên tán kết. Thương truật, sơn tra sao có tác dụng tiêu tích hóa trệ, trợ lý vị vận hóa thủy cốc để tư sinh hóa nguyên. Sinh hoàng kỳ có tác dụng kiện tỳ, bổ khí. Đương quy có tác dụng dưỡng huyết nhu can (sinh hoàng kỳ và đương quy phối hợp có ý nghĩa dưỡng huyết sinh huyết). Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Các vị thuốc phối hợp nhau đạt được hiệu quả khí huyết đồng trị, lý khí hành ứ, phá tích tiêu trưng để cùng điều hòa can tỳ, giải uất trục ứ, tiêu tích dẫn trệ, thông phủ hòa trung, trợ tỳ vị vận hóa thủy cốc làm cho phù chính khứ tà mà không thương khí thương âm, có thể hành ứ phá tích tiêu trưng đạt hiệu quả.
Khí hư nhiều gây tinh thần mệt mỏi, ăn ít, hụt hơi thì giảm thổ miết trùng, thương truật và gia bạch truật 12g, đảng sâm 12g.
Phù rõ thì gia phục linh 12g, trạch lan 12g, đình lịch tử 10g.
Nếu lưỡi đỏ, sợ lạnh, phát sốt, sườn đau thì giảm thổ miết trùng, thương truật, chỉ thực, sinh hoàng kỳ và gia đương quy 12g, bạch thược 12g, kim ngân hoa 15g, chi tử 08g.
Vàng da thì gia nhân trần 15g, xa tiền thảo 12g.
Mạn sườn đau nhiều thì gia diên hồ sách 12g, thương truật 10g và có thể dùng cao thiềm tô dán bên ngoài; chứng này có thể gia bạch anh 12g, thanh đại 06g, hạ khô thảo 12g… để thanh nhiệt giải độc.
4.CAN THẬN ÂM HƯ, NHIỆT ĐỘC Ứ TRỆ
Lâm sàng: khối u lồi to, bụng to như trống, gõ cảm thấy như sóng vỗ, hình thể gầy, sườn đau trướng, vô lực, không muốn ăn hoặc buồn nôn, họng khô, miệng đắng, chóng mặt hoa mắt, hai mắt khô sáp hoặc ra mồ hôi trộm, lòng bàn chân và bàn tay nóng hoặc chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dưới da hoặc vàng mắt, vàng da toàn thân, đại tiện táo kết, nước tiểu ít đỏ, chất lưỡi đỏ hoặc tím khô, rêu lưỡi ít hoặc vàng mà khô, mạch huyền tế sác.
Phân tích: tà thấp nhiệt, độc ứ trở can lạc lâu ngày dẫn đến khối u lồi to, hạ sườn đau, nhiệt độc cang thịnh, tổn thương can thận âm và tân dịch, cơ thể mát dịch dưỡng, hư hỏa thượng hỏa làm cho người gầy, chóng mặt, họng khô miệng đắng, hai mắt khô sáp, mồ hôi trộm, lòng bàn chân và tay nóng. Tân dịch tổn thương, hỏa vượng, tràng phủ chuyển hóa thất điều gây đại tiện táo kết. Bàng quang khí hóa không thông lợi gây nước tiểu ít, đỏ; nhiệt độc nội uẩn, can đởm rối loạn sơ tiết làm mật tiết tràn ra ngoài gây vàng mắt, vàng da toàn thân. Vị mất hòa giáng nên không muốn ăn hoặc buồn nôn; khí huyết, thủy tích trong bụng gây bụng to như trống; nhiệt độc hun đốt làm tổn thương huyết lạc gây chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da… chất lưỡi đỏ hoặc tím khô, rêu lưỡi ít hoặc vàng khô, mạch huyền tế sác đều là triệu chứng của nhiệt độc thương âm.
Pháp điều trị: dưỡng âm thanh nhiệt, giải độc khứ ứ.
Bài thuốc: Tê giác địa hoàng thang gia giảm.
Sinh mết giáp 12g, Sinh địa 10g, Xích thược 12g, Đan bì 12g, Nữ trinh tử 15g, Tang thầm 12g, Sừng trâu nước 20g, Thiên hoa phấn 15g, Kim ngân hoa 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống, mỗi ngày 01 thang.
Thấp nhiệt ứ độc tương kết lâu ngày, can thận âm hư thương tổn, nhiệt độc ít trệ chưa giải, điều trị phải tư dưỡng can thận, âm dịch và thanh nhiệt giải độc lưỡng huyết tán kết. Trong bài thuốc này thì sinh địa có tính vị ngọt lạnh; có tác dụng tư dưỡng can thận, thanh nhiệt huyết chỉ huyết. Miết giáp có tính vị mặn lạnh; có tác dụng tư âm thanh nhiệt tiêu trưng, nhuyễn kiên tán kết. Ngưu giác có tính vị mặn lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết. Đan bì, xích thược có tác dụng thanh nhiệt lương huyết tán ứ (đan bì có thể thanh nhiệt trừ trưng). Thiên hoa phấn có tác dụng dưỡng âm sinh tân, thanh nhiệt tán kết. Nữ trinh tử, tang thầm có tác dụng tư âm bổ thận. Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Trong bài thuốc này, các vị thuốc có tính vị ngọt, lạnh, mặn để dưỡng âm thanh nhiệt, giải độc khứ ứ.
Chảy máu cam, chảy máu chân răng thì gia bạch mao căn 12g, tiểu kế 10g.
Đại tiện táo thì tăng liều sinh địa và gia hỏa ma nhân 10g, qua lâu nhân 10g.
Miệng đắng nhiều thì tăng liều thiên hoa phấn và gia thạch hộc 12g, mạch đông 10g, lô căn 12g hoặc tây dương sâm 10g.
Cổ trướng thì gia xa tiền tử 20g, râu ngô 20g.
Vàng da thì gia cốt khí củ 15g, nhân trần 15g.
Xuất huyết nhiều thì gia tam thất 06g, hòe hoa 12g.
Nếu lơ mơ hoặc hôn mê thì có thể uống viên An cung ngưu hoàng hoàn.
Ăn uống không tiêu, rêu lưỡi trơn ít, mạch tế vô lực thì có thể gia thái tử sâm 10g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 05g, thạch hộc 12g, mạch nha sống 12g.
Nhiệt độc thì gia bạch hoa xà thiệt thảo 20g, bán chi liên 20g.
Tham khảo phương pháp trị liệu khác của Trung Quốc
Biện bệnh dùng thuốc là căn cứ vào tính chất sinh vật, đặc tính tế bào của ung thư gan nguyên phát để lựa chọn thuốc tương ứng, thông qua kiểm nghiệm lâm sàng và nghiên cứu được lý ức chế chọn lọc khối u, xác nhận có tác dụng điều trị nhất định, có thể phối hợp với biện chứng luận trị để sử dụng thuốc.
Thuốc đông y điều trị ung thư gan: ban miêu, da cốc khô, ngô công, bán chi liên, thất diệp nhất chi hoa, thương truật…
Thuốc thành phẩm (tham khảo phương pháp điều trị của Trung Quốc):
Đại hoàng chiết trùng hoàn (Kim quỹ yếu lược phương) gồm: đại hoàng, chiết trùng, manh trùng, thủy diệt, ngưu tất… có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, tiêu sưng tán kết; thích hợp cho ung thư gan giai đoạn chính khí chưa bị suy hoàn toàn; uống 03 – 06g một lần, ngày uống 03 lần.
Liên hoa phiến (Chu Đại Hàn phương) gồm: bán chi liên, thất diệp nhất chi hoa, thương truật, ngô công… có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thư can hoạt huyết, khứ ứ tiêu tích; thích hợp cho ung thư gan giai đoạn sớm hoặc điều trị tổng hợp sau điều trị phẫu thuật ung thư gan; mỗi ngày uống 06 viên, ngày 03 lần.
Thanh can tiêu tích đan (Chu Đại Hàn phương) gồm: ngưu hoàng, thiềm tô, giảo cổ lam, tiên hạc thảo… có tác dụng thanh can giải độc, phù chính tiêu tích; thích hợp với các giai đoạn của ung thư gan nguyên phát, ung thư gan di căn chưa có xuất hiện vàng da và chưa có dịch ổn bụng; mỗi lần uống 01g, ngày 03 lần.
Thuốc đông y chế theo dạng dịch truyền:
Dịch truyền tĩnh mạch Ngải địch gồm ban miêu, nhân sâm… có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu ứ tán kết. Thích hợp dùng trong các giai đoạn của ung thư gan, người lớn mỗi lần dùng 50 – 100ml pha với 400 – 450ml NaCl 0,9% hoặc glucose 5 – 10% nhỏ giọt tĩnh mạch. Lúc đầu truyền 15 giọt/phút, sau 30 phút nếu không có phản ứng phụ thì khống chế tốc độ 50 giọt/phút, nếu vùng tĩnh mạch truyền thuốc bị kích thích thì có thể dùng lidocain 2% x 5ml pha với 100ml Nacl 0,9% truyền tĩnh mạch trước và sau khi dùng thuốc.
Dịch truyền tĩnh mạch Thiềm tô: chế từ da cóc khô Trung Quốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng chỉ thống, hóa ứ tán kết. Thích hợp với ung thư gan giai đoạn vừa và muộn, viêm gan B mạn tính. Truyền tĩnh mạch 01 lần/ngày hoặc cách ngày 01 lần, mỗi lần 10 – 20ml pha với glucose 5% x 500ml truyền tĩnh mạch chậm, 4 tuần một liệu trình hoặc tiêm vào bắp thịt ngày 02 lần mỗi lần 02 – 04ml, liệu trình như truyền tĩnh mạch.
KẾT LUẬN
Ung thư gan nguyên phát cũng như nhiều bệnh khác có nhiều giai đoạn, mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng nói chung là một bệnh hiểm nghèo. Tốt nhất là phòng bệnh không để xảy ra ung thư gan nguyên phát.
Nếu có bệnh thì phát hiện càng sớm càng tốt để điều trị sớm, hiệu quả sẽ cao hơn. Phương pháp điều trị có nhiều, sự lựa chọn các phương pháp cũng như phối hợp các phương pháp sao cho thích hợp là điều không dễ dàng, không thể đưa ra những quy định cứng nhắc. Phải dựa vào đặc điểm của từng bệnh nhân, đánh giá toàn diện các yếu tố của bệnh nhân, khả năng của từng phương pháp điều trị cũng như cơ sở điều trị để lựa chọn chiến thuật điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân.
Y học cổ truyền trong nước cũng như trên thế giới đã có hiệu quả nhất định trong điều trị ung thư gan nguyên phát ở tất cả giai đoạn. Cần tiếp tục nghiên cứu những thuốc mới, phương pháp mới có triển vọng, đóng góp vào cuộc chiến đấu chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Bài thuốc mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh
Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ
THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền
Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM
ĐT & Zalo: 0904 890 895
Email: thienminhyquan88@gmail.com
Webiste: www.thienminhyquan.com