Bài thuốc đông y trị đột quỵ não
Đột quy là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự mất cấp tính chức năng của não (thường là khu trú), tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, không do nguyên nhân chấn thương.
Đột quỵ não là một bệnh nặng, nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao bệnh đòi hỏi phải được theo dõi sát, chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị hợp lý mới hy vọng giúp bệnh nhân qua khỏi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp dù đã được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn phải chịu những di chứng nặng nề làm tàn phế, gây tốn kém rất nhiều cho gia đình và xã hội. Do vậy, công tác điều trị dự phòng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Nguyên nhân
Đột quỵ não do chảy máu não (hemorrhagic stroke) thường có liên quan đến tăng huyết áp hoặc dị dạng mạch máu não,
Đột quỵ não do thiếu máu não cục bộ (ischemic stroke):
Do huyết khối: huyết khối thường được hình thành tại các mảng vữa xơ động mạch, đặc biệt tại các mảng vữa xơ bị nứt vỡ, huyết khối lớn dần lấp dần lòng mạch gây thiếu máu vùng não được mạch này nuôi dưỡng,
Do tắc mạch: cục tắc di chuyển từ nơi khác đến, hay gặp là huyết khối trong buống nhĩ ở các bệnh nhân bị rung nhĩ, hiếm gặp hơn là các mảng vữa xơ từ quai động mạch chủ hoặc cục sùi do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Các yếu tố nguy cơ
Nhóm không thể thay đổi được:
Tuổi cao, giới tính (nam).
Khu vực địa lý, chủng tộc.
Yếu tố gia đình, di truyền …
Nhóm tác động được:
Vừa xơ động mạch não.
Tăng huyết áp.
Bệnh tim mạch.
Bệnh tiểu đường.
Hút thuốc.
Tiến sử đột quy và thiếu máu não cục bộ tạm thời.
Chuẩn đoán
Lâm sàng
Khởi phát: đột ngột.
Triệu chứng cảnh báo: đột ngột thấy yếu, liệt, tê mặt chân tay, mất nói, nói khó, không hiểu lời nói, mất thị lực hoặc nhìn mờ, chóng mật không rõ nguyên nhân, đau đầu đột ngột…
Dấu hiệu thần kinh khu trú.
Vận động: liệt nửa người, liệt đối xứng, nuốt khó, rối loạn thăng bằng.
Rối loạn ngôn ngữ: khó nói, khó diễn đạt, khó đọc, khó viết, khó tính toán·
Cảm giác: rối loạn cảm giác từng phan hoac toàn bộ nửa người, rối loạn thị giác.
Triệu chứng tiền đình: chống mặt, các nghiệm pháp khám dương tính.
Triệu chứng khác: rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng, rối loạn tâm thần, hội chứng màng não…
Cận lâm sàng
Dịch não tùy: chảy máu não thấy dịch não tuy màu hồng, máu không đóng ở cá ba ống. Nhói máu não thấy dịch não tủy trong, albumin täng, tế bào trong pham vi bình thường
Xét nghiệm máu: rồi loạn đông máu, rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vũa xơ mạch.
Chup CT scanner:
Cháy máu não: ổ tăng đậm độ.
Nhối máu não: mất dải đảo, mờ nhân đâu, xóa rãnh cuộn não, động mạch tăng hoặc giảm đậm độ.
Chụp cộng hưởng từ: thấy rõ hình ảnh tổn thương não.
Y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, các triệu chứng mô tả trong bệnh đột quy nào phạm trù trúng phong. Bệnh trúng phong bất đầu thấy ghi chép ở “Nội kinh” Bệnh danh của nó là đại quyết, bạc quyết, thiên khô, phì phong. Bệnh phát sinh có quan hệ mật thiết đến thể chất, ăn uống, tinh thần kích động. Biểu hiện làm sàng của bệnh trúng phong giống như y học hiện đại gặp trong đột qụy não, bao gồm xuất huyết và nhồi máu não.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Đầu là nơi hội tụ của các kinh dương, tỉnh huyết của ngũ tạng và tinh khí của lục phủ đều đưa lên não. Nếu như cơ thể già yếu, lao động quá sức, căng thẳng quá độ, ăn uống không điều độ đều gây rối loạn cân bằng âm dương, khí huyết nghịch loạn, mạch não ứ trệ không thông làm rồi loạn nuôi dưỡng ở não gây nên chứng bệnh này. Mặt khác, do âm hao hư không khống chế được dương làm can dương cang thinh, dương hóa phong động, huyết thuận theo khí nghịch, kết hợp với hòa và đàm xâm phạm kinh lạc làm bưng bít thanh khiếu, huyết không vận hành trong mạch não mà lại xuất huyết ra ngoài mạch gây nên các chứng bệnh trầm trọng.
Chính khí hư nhược, nội thương tích tổn
Người bệnh tuổi cao, sức yếu hoặc mắc bệnh lâu ngày làm khí huyết hao tổn, tổn thương nguyên khí nên não không được nuôi dưỡng. Khí hư làm cho huyết vận chuyển khó khăn, ứ trệ mạch não; âm huyết hư làm âm không chế được dương nên các nhân tố nội phong, đàm trọc, huyết ứ nhiễu loạn thanh khiếu mà đột nhiên gây bệnh.
Rối loạn tình chí, hóa hỏa sinh phong
Tình chí (hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh) rối loạn làm can khí uất kết, huyết không được vận hanh thông thoát gây ứ trệ ở mạch não hoặc do cơ thể vốn dĩ âm hư (làm thủy không hàm được mộc) kết hợp với rối loạn tình chí gây can dương cang thịnh hoặc do ngũ chí quá thịnh, tâm hỏa cang thịnh, phong hỏa kết hợp hun đốt làm huyết thuận theo khí nghịch gây nhiễu loạn thần minh… đều gây nên chứng trúng phong.
Ăn uống không điều động, đàm trọc nội sinh
Ăn nhiều chất béo ngọt, uống nhiều rượu làm tổn thương tỷ vị, tỳ mất vận hóa gây đàm trọc nội sinh, uất trệ lâu ngày hóa nhiệt làm cho đàm và nhiệt kết hợp gây trở trệ kinh mạch, bưng bít thanh khiếu hoặc bẩm tố can vượng, khí cơ uất kết, khắc chế tỳ thổ gây đàm trọc nội sinh hoặc can uất hóa hỏa, hun đốt tân dịch thanh đàm, đàm uất hỗ kết, kết hợp phong tà nhiều loạn kinh mạch mà phát sinh bệnh.
Ngoài ra, một số học giả cho rằng bệnh trúng phong là do ngoại tà xâm nhập gây nên. Ví như, phong tà nhân cơ hội cơ chế hư yếu xâm nhập kinh lạc làm cho khí huyết trở trệ, cơ nhục cân mạch mất đi sự nuôi dưỡng hoặc do ngoại nhân dẫn động đàm thấp gây trệ tắc kinh mạch sinh ra chứng trúng phong (cổ nhân gọi là “trực trúng”).
Bệnh trúng phong phát sinh là do chức năng tạng phủ rối loạn, khí huyết hư kết hợp với nội thương (lo lắng, tức giận, uống rượu, ăn quá no…) lao động quá sức làm theo huyết ứ trở trệ, đàm nhiệt nội uẩn hoặc dương hóa phong động, huyết thuận theo khí nghịch gây nên trệ tắc hoặc xuất huyết ra ngoài lòng mạch.
Vị trí bệnh tại não nhưng quan hệ mật thiết đến các tạng tâm, can, thận, tỳ. Khái quát về cơ chế sinh bệnh có liên quan đến các nhân tố: hư (âm hư, khí hư), hỏa(can hỏa, tâm hỏa), phong (can phong, ngoại phong), đàm (phong đàm, thấp đàm), khí (khí ngịch), huyết (huyết ứ). Sáu cơ chế này trong điều kiện nhất định sẽ có ảnh hưởng chuyển hóa lẫn nhau.
Bệnh trúng phong phần lớn thuộc bản hư tiêu thực, thượng thực hạ hư. Trong đó, bản hư gồm can thận âm hư, khí huyết hư thiếu; tiêu thực gồm phong hỏa nhiều loạn, đàm thấp ủng trệ, huyết ứ trở trệ, khí huyết rối loạn.
BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
Biện chứng
Phân biệt trúng kinh lạc và trúng tạng phủ
Biểu hiện lâm sàng chứng trúng phong rất phong phú. Trong quá trình tiền triển của bệnh, trúng tạng phủ và trúng kinh lạc có thể chuyển biến lẫn nhau. Trúng kinh lạc thì bệnh ở nông, bệnh tình tương đối nhẹ. Trúng tạng phủ thì bệnh ở sâu, bệnh tình tương đối nặng.
Trúng kinh lạc gồm:
Trúng lạc: tê bì một nửa người hoặc có thể chân tay yếu, miệng méo, lưỡi lệch.
Trúng kinh: bất lực vận động một nửa người, miệng méo, lưỡi lệch, cứng lưỡi, nói khó hoặc không nói được, tê dại nửa người.
Trúng tạng phủ gồm:
Trúng phủ: triệu chứng giống như trúng kinh, kèm theo ý thức lơ mơ.
Trúng tạng: triệu chứng giống như trúng kinh, kèm theo hôn mê.
Thời kỳ của bệnh
Thời kỳ cấp tính: nếu là trúng kinh lạc thì trong vòng 2 tuần đầu phát triển bệnh, nếu là trúng tạng phủ thì trong vòng 4 tuần đầu.
Thời kỳ hồi phục: sau phát hiện bệnh 2 tuần hoặc 4 tuần đến 6 tháng.
Thời kỳ di chứng: sau 6 tháng.
Tính chất bệnh và mức độ nặng nhẹ
Tính chất bệnh thuộc bản hư tiêu thực
Thời kỳ cấp tính thường thấy tiêu thực là chính. Nếu thấy đau đầu, chóng mặt, đột nhiên liệt nửa người, hôn mê, chân tay co quắp là thuộc nội phong. Nếu sau khi mắc bệnh, khạc đờm nhiều, ý thức lơ mơ, khò khè trong họng, rêu lưỡi trắng nhớp là do đàm trọc ủng thịnh. Nếu thấy mặt hồng, mắt đỏ, miệng khô và đắng, bứt rứt không yên, bí đại tiện, tiểu tiện màu sắc vàng sẫm là chứng thuộc nhiệt tà. Nếu chân tay liệt mềm, chất lưỡi ám tím là do dương khí bất túc, huyết ứ tương đối nặng.
Thời kỳ phục hồi hoặc di chứng phần lớn là biểu hiện khí âm bất túc, dương khi hư suy. Nếu chân tay liệt, mồm miệng chảy dãi, khó thở nhẹ, tự ra mồ hôi là do khí hư. Nếu thấy sợ lạnh, chân tay lạnh là do dương khí hư suy. Nếu thấy bứt rứt khó ngủ, miệng khô, lòng bàn chân tay nóng, chất lưỡi hồng ít rêu là do âm hư nội nhiệt.
Phát triển bệnh
Phải chú ý biện chứng về ý thức của bệnh nhân (thần). Nếu phát bệnh mà có hôn mê thì thường là do thực tà bế khiếu; lúc này là thuộc trúng tạng, bệnh ở sâu và nặng. Nếu tà nhiễu loạn thanh khiếu hoặc đàm trọc huyết ứ bưng bít thanh khiếu, bệnh nhân lúc tỉnh lúc mê là do trúng phủ, là giai đoạn chính và tà giao tranh. Nếu ý thức dần dần lơ mơ, nặng thì đau đầu, nôn, cứng gáy là do chính khí dần suy, tà khí vượng thịnh, bệnh tiến triển nặng dần.
Nếu khởi đầu là trúng tạng phủ nhưng bệnh nhân dần dần tỉnh lại, liệt nửa người không tiến triển nặng lên hoặc có khi phục hồi; lúc này bệnh từ trúng tạng phủ chuyển dần sang trúng kinh lạc, bệnh thế phát triển theo chiều thuận và tiên lượng tương đối tốt.
Nếu mắt không nhắm, đồng tử không co giãn được hoặc đột nhiên hôn mê, bàn chân và bàn tay co quắp hoặc lưng bụng cảm giác nóng mà chân tay lại lạnh là xu thế bệnh nghịch chuyển, khó cứu chữa.
Bế chứng, thoát chứng
Trong thời kỳ cấp tính, vấn đề mấu chốt khi điều trị là làm sao để phòng trị được chứng bế tắc thanh khiếu, cho nên người thầy thuốc phải phân biệt được chứng bế và chứng thoát.
Bế chứng là do tà khí bế trệ bên trong gây nên các biểu hiện lâm sàng: hôn mê, răng nghiến chặt, môi mím, bàn chân và bàn tay co quắp, chân tau và thân thể căng cứng, đại tiểu tiện bí. Bế chứng thuộc thực chứng. Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng có triệu chứng của nhiệt hay không có triệu chứng của nhiệt để phân thành dương bế và âm bế.
Dương bế là do đàm nhiệt bế uất thanh khiếu với biểu hiện lâm sàng: sốt, mặt đỏ, người nóng, tiếng thở thô, miệng hôi, bứt rứt không yên, rêu lưỡi vàng nhớp, mạch huyền hoạt sác.
Âm bế là do đàn thấp nội bế thanh khiếu với biểu hiện lâm sàng: mặt và môi nhợt tím, nằm yên, chân và tay không ấm, tăng tiết đờm dãi nhiều, rêu lưỡi trắng nhớp, mạch trầm hoạt hoãn.
Dương bế và âm bế có thể chuyển hóa lẫn nhau, cho nên người thầy thuốc phải căn cứ vào xem lưỡi mạch và sự thay đổi các triệu chứng để mà phán đoán.
Thoát chứng là do chân dương của ngũ tạng tán thoát ra ngoài với biểu hiện lâm sàng: hôn mê, mắt nhắm, miệng há, hơi thở yếu, chân tay liệt nhẽo, tay xòe, chân và tay lạnh, ra nhiều mồ hôi, đại tiểu tiện không tự chủ, mạch vi tế muốn tuyệt. Đây là giai đoạn nguy hiểm của bệnh trúng phong. Thoát chứng thường là do bế chứng tiến triển nặng lên, bệnh thuộc hư chứng và diễn biến bệnh thường rất nặng. Trên lâm sàng, cần chú ý chứng “nội bế ngoại thoát”, có nghĩa là chứng nội bế thanh khiếu vẫn còn mà đã thấy biểu hiện của chứng ngoại thoát.
Nguyên tắc điều trị
Thời kỳ cấp tính: nguyên tắc điều trị là cấp tắc trị tiêu, điều trị lấy khu tà là chính. Pháp điều trị thường dùng là bình can tức phong, thanh hóa nhiệt đàm, hóa đàm thông phủ, hoạt huyêt sthoong lạc, tỉnh thần khai khiếu. Nếu là bế chứng thì dùng pháp khứ tà khai khiếu tỉnh thần. Nếu là thoát chứng thì dùng pháp phù chính cố thoát, cầu âm cố dương. Nếu “ngoại bế nội thoát” thì dùng pháp tỉnh thần khai khiếu, kiêm phù chính cố bản.
Hải Thượng Lãn Ông (quyển 25, Y trung quan kiện) có nêu: nếu thuộc bế chứng mà người còn ấm thì dùng pháp thông quan khai đờm, khi bệnh nhân tỉnh lại thì tùy trạng thái âm dương hư thực để dùng thuốc điều bổ; nếu thuộc thoát chứng mà người lạnh là do âm dương vong thoát, phải nhanh chóng dùng bài Sâm phụ thang đề hồi dương cứu nghịch.
Thời kỳ hồi phục, di chứng: thường gặp là hư thực tahwcs tạp, tà thực chưa được điều trị hết mà chính khí đã hư, cho nên nguyên tắc điều trị là phù chính khứ tà. Pháp điều trị thường dùng là tư âm tức phong, ích khí hoạt huyết.
Chú ý kết hợp với y học hiện đại để chẩn đoán và điều trị.
PHÂN THỂ ĐIỀU TRỊ
I. Trúng kinh lạc
1. Can dương cang thịnh
Lâm sàng: liệt nửa người, chân và tay co cứng hoặc đột nhiên thấy méo miệng, rối laojn ngôn ngữ. Ngoài ra, bệnh nhân thấy đầu căng đau, mặt đỏ, bứt rứt không yên, dễ cáu giận, đắng miệng, khô miệng, đại tiện táo bón, nước tiểu màu vàng, chất lưỡi hồng và bóng, rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô, mạch huyền sác.
Phân tích: do bệnh nhân vốn có can dương vượng hoặc do tình chí không được toại nguyện hoặc do ăn nhiều chất cay nóng làm cho can dương cang thịnh, dương hóa phong động, kèm theo nhân tố đàm xâm phạm kinh lạc gây nên liệt nửa người, chân tay co cứng, méo miệng, lệch lưỡi, rối loạn ngôn ngữ. Phong dương nhiễu loạn các khiếu phía trên gây nên đầu căng và đau, mắt đỏ; kinh can uất nhiệt nên thấy đắng miệng và khô họng, dễ cáu giận, đại tiện táo bón, tiểu tiện nước tiểu màu vàng. Can hỏa nhiễu tâm gây nên bứt rứt, chất lưỡi hồng và bóng, rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô, mạch huyền sác. Các triệu chứng này đều thuộc chứng can kinh thực hỏa.
Pháp điều trị: bình can tức phong tiềm dương.
Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm.
Thiên ma 12g, Câu đằng 12g, Thạch quyết minh 18g, Chi tử 10g, Hoàng cầm 10g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 10g, Ích mẫu thảo 15g, Tang ký sinh 12g, Dạ giao đằng 15g, Phục thần 10g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
Trong bài thuốc này, thiên ma và câu đằng nhập can kinh, có tác dụng ình can tức phong. Thạch quyết minh có vị mặn, tính bình; có tác dụng bình can tiềm dương, trừ nhiệt minh mục. Ngưu tất dẫn huyết hạ hành, kháng can dương cang thịnh. Hoàng cầm và chi tử đều có tác dụng thanh nhiệt tiết hỏa. Ích mẫu có tác dụng hoạt huyết lợi thủy, bình giáng can dương. Đỗ trọng và tang ký sinh đều có tác dụng bổ can thận. Dạ giao đằng và phục thần có tác dụng ninh tâm an thần.
Nếu can hỏa thiên thịnh thì gia long đởm thảo 12g, hạ khô thảo 12g để thanh tả can hỏa. Nếu chất lươi xhoongf bóng, rêu lưỡi khô, miệng khô, lòng bàn chân và tay nóng là do nhiệt thịnh thương tân thì gia nữ trinh tử 12g, hà thủ ô 15g, sinh địa 15g, sơn thù 12g để tư âm nhu can.
Nếu bứt rứt không yên, cảm giác nóng trong người thì gia sinh thạch cao 20g, long sỉ 20g để thanh nhiệt an thần.
Nếu đờm dãi nhiều, nói khó là do đàm trệ thanh khiếu thì gia đởm nam tinh 10g, thạch xương bồ 12g để thanh nhiệt hóa đàm.
Nếu rêu lưỡi vàng khô, địa tiện bí, bụng trướng thì gia đại hoàng 06g, mang tiêu 10g, chỉ thực 10g để thông phủ tiết nhiệt.
2. Phong đàm trệ lạc
Lâm sàng: liệt một nửa người, chân tay co quắp, miệng và lưỡi méo lệch, nói khó, chân và tay tê bì, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, chất lưỡi hồng tím, rêu lưỡi trắng nhớp, mạch huyền hoạt.
Phân tích: bệnh nhân vốn bị đàm thấp nội thịnh hoặc do thích ăn thức ăn béo và ngọt làm rối loạn vận hóa ở trung tiêu, thấp tụ thành đàm, đàm uất lâu ngày hóa nhiệt, nhiệt cực thì sinh phong. Cuối cùng, phong và đàm kết hợp để gây nên bệnh. Phong đàm ứ trệ ở kinh lạc làm trở trệ huyết mạch, khí huyết không được lưu thông gây liệt nửa người, chân tay co quắp, miệng và lưỡi méo lệch, nói khó. Đàm ứ trệ ở trung tiêu làm thanh dương không thăng gây nên chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt. Kinh lạc không được lưu thông gây chứng chân và tay tê bì. Rêu lưỡi trắng nhớp, mạch huyền hoạt là biểu hiện của chứng đàm thấp nội thịnh, chất lưỡi ám tím là biểu hiện của chứng huyết ứ.
Pháp điều trị: hóa đàm tức phong thông lạc
Bài thuốc: Hóa đàm thông lạc thang.
Phục linh 12g, Bạch truật 15g, Bán hạ 08g, Thiên ma 12g, Đởm nam tinh 10g, Thiên trúc hoàng 12g, Đan sâm 20g, Đại hoàng 06g, Hương phụ 12g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên thì bán hạ , phục linh, bạch truật có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Đởm nam tinh, thiên trúc hoàng có tác dụng thanh nhiệt hóa đàm. Thiên ma có tác dụng bình can tức phong. Hương phụ có tác dụng sơ can lý khí. Đan sâm có tác dụng hoạt huyết hóa ứ. Đại hoàng có tác dụng thông phủ tiết tả.
Các vị thuốc trong bài thuốc trên khi phối hợp với nhau có tác dụng hóa đàm tức phong thông lạc.
Nếu bệnh nhân đau đầu và chóng mặt nhiều thì gia toàn yết 12g, câu đằng 15g, cúc hoa 10g để bình can tức phong.
Nếu huyết ứ nhiều thì gia đào nhân 10g, hồng hoa 10g, xích thược 12g để hoạt huyết hóa ứ.
Nếu bệnh nhân bứt rứt, vật vã, rêu lưỡi vàng nhớp, mạch hoạt sác thì gia hoàng cầm 12g, chi tử 12g để thanh nhiệt tả hỏa.
3. Đàm nhiệt phủ thực
Lâm sàng: liệt nửa người, chân tay co cứng, khó nói, miệng méo, lưỡi lệch, bụng đầy trướng, bí đại tiện, đau đầu, chóng mặt, xuất tiết nhiều đờm dãi, mặt đỏ, sốt về chiều, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhớp hoặc vàng khô, mạch huyền hoạt đại.
Phân tích: bệnh nhân vốn bị khí nhược đàm thịnh, kết hợp với ăn uống không điều tiết nên càng dễ làm tổn thương trung khí làm cho đàm trọc ủng trệ, uất lâu ngày hóa nhiệt. Đàm kết hợp với nhiệt sinh phong, xâm nhập kinh lạc gây liệt nửa người, chân tay co cứng, nói khó, miệng méo, lươi lệch. Trung tiêu bị rối loạn vận hóa làm đàm thấp đình trệ bên trong, khí không hóa được tân gây tăng tiết đờm dãi. Đàm nhiệt hun đốt trường vị làm rối loạn công năng truyền hóa làm cho phủ khí không thông gây nên chứng đầy trướng bụng, bí đại tiện. Do dương minh thực nhiệt nên thấy mặt đỏ, bứt rứt, sốt về chiều. Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhớp hoặc vàng khô, mạch huyền hoạt đại là chứng đàm nhiệt ủng thịnh (thuộc dương minh phủ thực chứng).
Pháp điều trị: thông phủ tiết nhiệt hóa đàm.
Bài thuốc: Tinh lâu thừa khí thang.
Qua lâu 12g, Đởm nam tinh 10g, Sinh đại hoàng 06g, Mang tiêu 12g.
Bài thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên thì qua lâu, đởm nam tinh có tác dụng thanh nhiệt hóa đàm. Sinh đại hoàng, mang tiêu có tác dụng thông phủ tiết nhiệt.
Bài thuốc trên dùng mang tiêu, đại hoàng nên phải lưu ý đến bệnh tình và thể chất của bệnh nhân để quyết định dùng liều cho phù hợp, làm sao để đạt tác dụng thông đại tiện. Khi đạt hiệu quả thì giảm liều dần hoặc dừng thuốc để tránh làm tổn thương chính khí. Sau khi đã thông được phủ (bệnh nhân đi ngoài được) thì nên dùng pháp thanh nhiệt hóa đàm, hoạt huyết thông lạc.
Nếu bệnh nhân sốt về chiều thì gia hoàng cầm 12g, thạch cao 20g, chi tử 12g. Nếu có biểu hiện chứng đàm thịnh thì gia trúc lịch 12ml, thiên trúc hoàng 12g, bối mẫu 06g.
Nếu đau đầu, chóng mặt, hoa mắt ù tai (biểu hiện chứng can phong nội động) thì gia thiên ma 12g, câu đằng 15g, cúc hoa 10g, trân châu mẫu 20g, thạch quyết minh 20g để bình can tức phong tiềm dương.
Nếu thấy miệng khô, lưỡi khô, rêu lưỡi khô và rêu lưỡi ít, bí đại tiện là do nhiệt thịnh dương tân thì gia ính địa 15g, huyền sâm 12g, mạch môn 15g để tư bổ âm dịch.
4. Khí hư huyết ứ
Lâm sàng: liệt nửa người, chân tay liệt mềm, nói khó, miệng méo, lưỡi lệch, sắc mặt trắng, khó thở, mệt, tê bì nửa người, hồi hộp đánh trống ngực, tự ra mồ hôi, chất lưỡi tím nhạt hoặc có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhớp, mạch tế hoãn hoặc tế sáp.
Phân tích: do cơ thể già yếu, nguyên khí dần hư hoặc do bị bệnh nằm lâu ngày làm tổn thương khí, khí hư không thúc đẩy huyết vận hành, mạch lạc, không thông gây nên chứng khí hư huyết ứ. Mạch não bị ứ trệ gây liệt nửa người, chân và tay liệt mềm, miệng méo, lưỡi lệch, nói khó. Huyết vận hành không thông, kinh mạch không được nuôi dưỡng gây chứng tê bì chân và tay. Huyết ứ đình trệ bên trong, khí hư làm huyết không đưa lên nuôi dưỡng phía trên nên thấy sắc mặt trắng; tâm không được nuôi dưỡng nên thấy hồi hộp trống ngực; khí hư không cố nhiếp nên thấy tự ra mồ hôi, mệt mỏi, khó thở. Chất lưỡi tím, có ban điểm ứ huyết, mạch tế hoãn hoặc tế sáp là biểu hiện của chứng khí hư huyết ứ.
Pháp điều trị: ích khí hoạt huyết thông lạc.
Bài thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang.
Hoàng kỳ 120g, Quy vỹ 12g, Xích thược 12g, Địa long 03g, Xuyên khung 10g, Hồng hoa 06g, Đào nhân 06g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên dùng hoàng kỳ liều cao để tăng cường tác dụng bổ khí. Đào nhân, hồng hoa, xuyên khung, quy vỹ, xích thược, địa long để tăng cường tác dụng dưỡng huyết hoạt huyết hóa ứ.
Bài thuốc trên còn có thể dùng để điều trị bệnh trúng phong giai đoạn hồi phục.
Nếu khí hư thì gia đảng sâm 12g, nhân sâm 06g. Nếu miệng chảy dãi, nói khó thì gia thạch xương bồ 12g, viễn chí 08g để hóa đàm tuyên khiếu.
Nếu hồi hộp trống ngực, khó thở, mất ngủ (do tâm khí bất túc) thì gia cam thảo 10g, quế chi 12g, toan táo nhân 10g, long nhãn nhục 10g để ôn kinh thông dương, dương tâm an thần.
Nếu tiểu tiện nhiều lần hoặc đái khó thì gia tang phiêu tiêu 10g, kim anh tử 10g, ích trí nhân 10g để ôn thận cố nhiếp.
Nếu chân tay mềm yếu, tê bì thì gia tang ký sinh 12g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 12g, kê huyết đằng 15g để bổ can thận, cường cân cốt.
5. Âm hư phong động
Lâm sàng: liệt nửa người, miệng méo, nói khó, lưỡi lệch, lòng bàn chân và tay nóng, tê bì ở chân và tay, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, chất lưỡi hồng hoặc hồng sẫm, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu lưỡi, mạch huyền tế hoặc huyền tế sác.
Phân tích: can thuộc tạng cương, chứa tướng hỏa, được thận thủy tư dưỡng. Nếu sinh hoạt tình dục không điều độ làm hao thoát tinh huyết hoặc do bệnh tật lâu ngày nhưng không được chăm sóc đầy đủ làm hao thoát chân âm đều làm cho chân âm bất túc và dương hữu dư, âm không khống chế được dương làm tướng hỏa vong động gây hư phong nội sinh. Hư phong nhiễu loạn lên trên, đồng thời hoành nghịch phạm kinh lạc gây liệt nửa người, miệng méo, lưỡi lệch, nói khó. Âm huyết bất túc, kinh mạch không được nuôi dưỡng gây tê bì châ và tay. Âm hư sinh nội nhiệt, hư nhiệt nhiễu loạn bên trong gây bứt rứt, mất ngủ, ngũ tâm phiền nhiệt. Do thận tinh bất túc nên tủy không được nuôi dưỡng gây chứng chóng mặt, ù tai. Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu lưỡi, mạch huyền tế sác là biểu hiện của chứng âm hư nội nhiệt; chất lưỡi hồng sẫm là biểu hiện cứng huyết ứ.
Pháp điều trị: tư âm tiềm dương, trấn can tức phong.
Bài thuốc: Trấn can tức phong thang.
Long cốt 15g, Mẫu lệ 20g, Đại giả thạch 20g, Bạch thược 15g, Thiên môn 15g, Huyền sâm 12g, Quy bản 12g, Ngưu tất 15g, Nhân trần 15g, Mạch nha 15g, Cam thảo 08g, Xuyên luyện tử 03g.
Bài thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên thì long cốt, mẫu lệ, đại gải thạch có tác dụng trấn can tiềm dương. Bạch thược, thiên môn, huyền sâm, quy bản có tác dụng tư âm tiềm dương. Ngưu tất phối hợp với xuyên luyện tử có tác dụng đưa huyết xuống dưới để hạ chế dương phong cang thịnh. Nhân trần, mạch nha có tác dụng thanh can giải uất. Cam thảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc.
Nếu bệnh nhân xuất hiện sốt từng cơn, ra mồ hôi trộm thì gia hoàng bá 12g, tri mẫu 12g, địa cốt bì 12g để thanh tướng hỏa.
Nếu thấy cân cốt mềm yếu thì gia nữ trinh tử 12g, kỷ tử 12g, đỗ trọng 10g, hà thủ ô 15g để bổ ích can thận.
Nếu thấy biểu hiện của chứng đàm nhiệt thì gia đởm nam tinh 10g, qua lâu 10g để thanh nhiệt hóa đàm.
Nếu thấy bứt rứt, mất ngủ thì gai trân châu mẫu 15g, dạ giao đằng 15g để trấn tâm an thần.
II. Trúng tạng phủ
Bế chứng
Dương bế
1. Phong tỏa bế khiếu
Lâm sàng: khởi bệnh đột ngột, hôn mê, liệt một nửa người, chân và tay co quắp, miệng méo, lưỡi lệch, hai mắt nhìn nghiêng hoặc nhìn thẳng, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng mím, cứng gáy, chân và tay co quắp, chất lưỡi hồng hoặc bóng, rêu lưỡi vàng khô hoặc tím đen, mạch huyền sác.
Phân tích: bản thân bệnh nhân có bẩm tố can vượng, kết hợp với cáu giận làm tổn thương can hoặc do phòng lao quá độ làm can dương cang thịnh, dương hóa phong động làm khí huyết nghịch loạn trực trúng phạm vào não gây bế tắc thanh khiếu cho nên xuất hiện chứng bệnh nhân đột nhiên ngã, hôn mê, liệt nửa người, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng méo, mắt lệch. Nội phong nhiễu động nên thấy hai mắt nhìn thẳng hoặc nhìn nghiêng. Can chủ cân, do phong hỏa hun đốt nên thấy cân mạch co rút gây cứng chân tay, miệng mím chặt, hai tay nắm. Chất lưỡi hồng bóng, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác là biểu hiện của chứng lý nhiệt, nhiệt tà tích thịnh hun đốt tân dịch thì có thể thấy rêu lưỡi đen.
Pháp điều trị: thanh nhiệt tức phong, tỉnh thần khai khiếu.
Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm phối hợp với bài Tử tuyết đan hoặc bài An cung ngưu hoàng hoàn.
Bài Thiên ma câu đằng ẩm có tác dụng bình can tức phong tiềm dương.
Bài Tử tuyết đan:
Thạch cao 1500g, Hoạt thạch 1500g, Từ thạch 1500g, Tê giác 150g, Linh dương giác 150g, Trầm hương 150g, Mộc hương 150g, Huyền sâm 500g, Thăng ma 500g, Chích thảo 240g, Đinh hương 30g, Mang tiêu 5000, Tiêu thạch 120g, Xạ hương 1.5g, Chu sa 150g, Hoàng kim 3000g, Hàn thủy thạch 1500g.
Các vị trên luyện thành dạng nhũ tuyết, mỗi lần uống 1.5 – 03g.
Bài An cung ngưu hoàng hoàn:
Ngưu hoàng 30g, Uất kim 30g, Tê giác 30g, Hoàng liên 30g, Hùng hoàng 30g, Chi tử 30g, Chu sa 30g, Hoàng cầm 30g, Băng phiến 7.5g, Xạ hương 7.5g, Trân châu 15g.
Các vị thuốc trên tán nhỏ, luyện với mật ong làm viên hoàn, mỗi hoàn 03g. Người lớn mỗi ngày uống 01 viên. Trẻ em mỗi ngày uống ½ viên.
Bài Tử tuyết đan và bài An cung ngưu hoàng hoàn có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc khai khiếu. Các bài thuốc trên khi phối hợp với nhau có tác dụng thanh nhiệt tức phong, tỉnh thần khai khiếu.
Nếu can hỏa thịnh thì gia long đởm thảo 15g, hoàng liên 12g, hạ khô thảo 12g để thanh can tả hỏa.
Nếu chân tay co quắp thì gia cương tàm 12g, toàn yết 12g, ngô công 10g để tức phong chỉ kinh.
Nếu có chứng đàm nhiệt thì gia trúc lịch 12ml, thiên trúc hoàng 15g, thạch xương bồ 12g để thanh nhiệt tiêu đàm.
Nếu nhiệt thịnh bức huyết vong hành gây chảy máu mũi, nôn ra máu thì gia sinh địa 12g, đan bì 12g, đại hoàng 06g, thủy ngưu giác 12g để thanh nhiệt lương huyết chỉ huyết.
Nếu trướng bụng, bí đại tiện thì phối hợp với bài Đại thừa khí thang để thông phủ tiết nhiệt (đại hoàng 12g, hậu phác 24g, mang tiêu 06g).
Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện 103 ứng dụng bài thuốc ĐQNM – 08 (thiên ma 12g, câu đằng 15g, thạch quyết minh 30g, quy vĩ 20g, xuyên khung 10g, đan sâm 30g, đại hoàng 06g, chỉ xác 10g, mạch môn 15g, hoàng kỳ 40g, đởm nam tinh 10g, thạch xương bồ 12g, hồng hoa 10g, đào nhân 10g, mộc hương 10g, xích thược 20g, sinh địa 20g) để điều trị đột quỵ não do nhồi máu não.
Bài thuốc ĐQXH – 08 (đan sâm 30g, thủy xương bồ 12g, hoàng kỳ 40g, quy vĩ 20g, bạch truật 20g, ngũ vị tử 10g, thiên ma 12g, câu đằng 15g, hoàng cầm 12g, đỗ trọng 12g, bạch cương tàm 10g, đại hoàng 06g, sa nhân 10g, tam thất 10g, hồng hoa 10g, ngưu tất 20g, trạch tả 20g, thạch quyết minh 30g) để điều trị đột quỵ não do xuất huyết não giai đoạn cấp.
2. Đàm hỏa bế khiếu
Lâm sàng: khởi bệnh đột ngột, hôn mê, liệt nửa người, chân tay co quắp, miệng méo, lưỡi lệch, thở khò khè, mặt hồng, mắt đỏ, hai mắt nhìn thẳng, đại tiểu tiện bí, chất lưỡi hồng haowcj hồng bóng, rêu lưỡi vàng nhớp hoặc vàng dày khô, mạch hoạt sác có lực.
Phân tích: bệnh nhân vốn dĩ béo bệu, đàm thấp nội thịnh uất trệ lâu ngày hóa nhiệt; kết hợp với mệt mỏi, ăn uống không điều tiết, tình chí rối loạn làm cho tâm hỏa tích thịnh, đàm theo hảo đi lên trên làm bế trệ thanh khiếu gây nên bệnh. Đàm và hỏa bế khiếu gây đột nhiên ngã, hôn mê, liệt nửa người, chân tay co quắp, miệng méo, lưỡi lệch, mặt hồng, mắt đỏ, hai mắt nhìn thẳng vô hồn. Đàm hỏa nhiễu loạn phía trên làm trệ tắc đường thở gây nên tiếng thở khò khè. Đàm hảo nhiễu tâm gây kích thích vật vã. Đàm hỏa ứ trệ ở dương minh làm phủ khí không thông gây bí đại tiểu tiện. Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhớp hoặc vàng dày khô, mạch hoạt sác có lực là biểu hiện của chứng đàm hỏa nội thịnh.
Pháp điều trị: thanh nhiệt tiêu đàm, khai khiếu tỉnh thần.
Bài thuốc: Linh dương giác thang phối hợp với Chí bảo đan hoặc An cung ngưu hoàng hoàn.
Bài Linh dương giác thang:
Linh dương giác 03g, Quy bản 12g, Sinh địa 12g, Đan bì 12g, Bạch thược 15g, Sài hồ 15g, Bạc hà 15g, Thuyền thoái 08g, Cúc hoa 12g, Hạ khô thảo 15g, Thạch quyết minh 20g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang, hòa nước thuốc với viên hoàn Chí bảo đan hoặc An cung ngưu hoàng hoàn để bơm qua sonde dạ dày.
Linh dương giác phối hợp cúc hoa, hạ khô thảo, thuyền thoái để thanh can tức phong. Thạch quyết minh, quy bản, bạch thược để tư âm tiềm dương; sinh địa, đan bì để thanh nhiệt lương huyết. Sài hồ, bạc hà để nhu can giải uất.
Bài Chí bảo đan:
Tê giác 30g, Chu sa 30g, Hùng hoàng 30g, Đồi mồi 30g, Hổ phách 30g, Xạ hương 03g, Băng phiến 03g, Ngưu hoàng 15g, An tức hương 45g, Vàng quỳ 50 phiến, Bạc quỳ 50 phiến.
Các vị thuốc trên làm thành viên hoàn, mỗi viên 03g, dùng nước sắc nhân sâm để uống với thuốc.
Bài Chí bảo đan và An cung ngưu hoàng hoàn có tác dụng tân lương khai khiếu tỉnh thần. Các bài khi phối hợp có tác dụng thanh nhiệt tức phong, dục âm tiềm dương, khai khiếu tỉnh thần.
Nếu đàm nhiệt thịnh thì gia trúc lịch 12ml, đởm nam tinh 10g để thanh nhiệt hóa đàm.
Nếu hỏa thịnh thì gia hoàng cầm 12g, chi tử 12g, thạch xương bồ 12g để thanh nhiệt tả hỏa.
Nếu vật vã thì gia thạch xương bồ 12g, uất kim 12g, viễn chí 08g, trân châu mẫu 12g để hóa đàm khai khiếu, trấn tâm an thần.
Nếu đại tiện bí, bụng trướng thì phối hợp với bài Đại thừa khí thang để thông phủ tiết nhiệt.
3. Âm bế (đàm thấp bưng bít khiếu)
Lâm sàng: khởi bệnh đột ngột, hôn mê, liệt nửa người, chân tay doãi mềm, miệng méo, lưỡi lệch, chảy nhiều đờm dãi, sắc mặt trắng, môi tím; chân tay không ấm, có khi lạnh ngắt; chất lưỡi tím nhạt, rêu lưỡi trắng nhớp, mạch trầm hoạt hoãn.
Phân tích: bệnh nhân vốn bị khí nhược đàm thịnh haowcj tuổi cao, cơ thể hư nhược, khí không hóa tân làm đàm thấp nội sinh, kết hợp với mệt mỏi quá sức, ăn nhiều chất cay nóng hoặc rối loạn tình chí đàm thấp đưa lên trên bưng bít thanh khiếu gây đột nhiên ngã, hôn mê. Đàm thấp xâm nhập kinh lạc gây liệt nửa người miệng méo, lưỡi lệch. Thấp có tính chất niêm trệ, đưa xuống dưới nên thấy chân tay buông lỏng. Đàm thấp dễ gay tổn thương dương khí, trở trệ khí cơ làm dương khí uất trệ gây chân tay không ấm, có khi thấy lạnh ngắt; vệ dương không nuôi dưỡng được cơ phu nên thấy sắc mặt trắng, môi tím. Chất lưỡi tím nhợt, rêu lưỡi trắng nhớp, mạch trầm hoạt sác hoặc trầm hoãn là biểu hiện của dương khí bất túc, đàm thấp nội thịnh.
Pháp điều trị: táo thấp hóa đàm, tỉnh thần khai khiếu.
Bài thuốc: Địch đàm thang phối hợp với Tô hợp hương.
Bài Địch đàm thang:
Đởm nam tinh 10g, Bán hạ chế 08g, Chỉ thực 10g, Phục linh 10g, Trần bì 10g, Thạch xương bồ 10g, Trúc nhự 10g, Cam thảo 10g, Sinh khương 03 lát, Nhân sâm 06g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang, hòa nước thuốc bơm qua sonde dạ dày.
Trong bài thuốc trên thì bán hạ, trần bì, phục linh, trúc nhự, sinh khương tác dụng hóa đàm táo thấp. Đởm nam tinh, xương bồ có tác dụng ngoan đàm khai khiếu. Chỉ thực có tác dụng giáng khí hòa trung tiêu đàm. Nhân sâm, cam thảo có tác dụng kiện tỳ ích khí để tiêu trừ nguồn sinh đàm.
Bài Tô hợp hương hoàn có tác dụng giải uất khai khiếu,
Tô hợp hương 30g, Long não 30g, Xạ hương 60g, An tức hương 60g, Mộc hương 60g, Hương phụ 60g, Đàn hương 60g, Đinh hương 60g, Trầm hương 60g, Tất bát 60g, Nhũ hương 30g, Bạch truật 60g, Kha tử 60g, Chu sa 60g, Tê giác 60g.
Các vị thuốc trên tán nhỏ, luyện mặt ong làm viên, mỗi lần uống 08g.
Nếu chất lưỡi có ban điểm ứ huyết, mạch sáp thì gia đào nhân 10g, hồng hoa 08g, đan sâm 15g để hoạt huyết hóa ứ.
Nếu chân tay lạnh giá thì gia phụ tử 06g, quế chi 12g, tế tân 08g để ôn dương tán hàn.
4. Thoát chứng (nguyên khí suy bại)
Lâm sàng: đột nhiên ngã, hôn mê, ra mồ hôi từng giọt, mắt mở, miệng há, chân tay liệt mềm, hơi thở yếu, sắc mặt trắng bệch, đồng tử giãn, đại tiểu tiện dầm dề, chất lưỡi tím nhợt hoặc lưỡi co nhỏ, rêu trắng nhớp, mạch vi muốn tuyệt.
Phân tích: do bệnh lâu ngày nên tinh khí của tạng phủ suy yếu; kết hợp với rối lạo tình chí, ăn uống không điều độ làm cho dương vượt lên trên, âm cách ở dưới gây nên âm dương ly tán. Nguyên khí đã bị thoát làm thần không có nơi nương tựa gây nên hôn mê. Tinh chí của ngũ tạng tàng ở bên trong, chân khí ngũ tạng bị thoát làm cho chân khí không nuôi dưỡng được tứ chi và cơ quan tạng phủ gây nên hơi thở yếu, đồng tử giãn, mồ hôi ra từng giọt, lưỡi co nhỏ, sắc mặt trắng bệch, đại tiểu tiện dầm dề. Chất lưỡi tím nhợt là biểu hiện chan dương ngoại thoát, âm hàn ngưng trệ, dương khí hư yếu làm mạch không được thúc đẩy gây nên mạch vi muốn tuyệt.
Pháp điều trị: ích khí cố dương, phù chính cố thoát.
Bài thuốc: Sâm phụ thang
Nhân sâm 15g, Phụ tử 30g.
Các vị thuốc trên tán bột, chia làm 03 phần, mỗi phần sắc với 10 lát gừng tươi, uống khi còn ấm trước khi ăn. Hiện nay, người ta vận dụng bài thuốc này để sắc uống (nên sắc phụ tử trước 2 – 3 giờ sau đó mới cho nhân sâm vào để sắc).
Trong bài thuốc trên thì nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, phụ tử có tác dụng ôn tráng nguyên dương. Hai vị thuốc này phôi hợp có tác dụng ích khí, hồi dương, cố thoát.
Nếu mồ hôi ra đàm đìa không cầm thì gia hoàng kỳ 30g, long cốt 20g, mẫu lệ 15g, ngũ vị tử 10g để liễm hãn cố thoát. Nếu có biểu hiện ứ trệ thì gia đan sâm 20g, xích thược 12g.
Nếu chân âm bất túc, âm không liễm được dương làm hư dương phù vượt hoặc sau khi dùng bài Sâm phụ thang lại thấy mặt đỏ, chân lạnh, bứt rứt vật vã, mạch hư nhược là do dương khí hơi phục hồi mà chân âm bất túc. Lúc này là chứng âm hư dương thoát, nên dùng bài Địa hoàng ẩm tử để bồi bổ chân âm, ôn tráng thận dương.
Thục địa 30g, Ba kích 30g, Sơn thù 30g, Nhục thung dung 30g, Phụ tử chế 30g, Thạch hộc 30g, Quế nhục 30g, Bạch linh 30g, Mạch môn 15g, Xương bồ 15g.
Các vị thuốc trên tán nhỏ hoàn viên, mỗi lần uống 09 – 15g, uống với nước sắc sinh khương và đại táo.
III. Thời kỳ phục hồi
1. Liệt nửa người
Lâm sàng: liệt mềm nửa người, chân tay tê bì, miệng méo, mắt lệch, thở yếu, ngại nói, ăn kém, tự ra mồ hôi, sắc mặt ám vàng. Hoặc nửa người liệt cứng, chân tay co duỗi khó khăn, chân tay phù, chất lưỡi tím nhợt hoặc ám tím hoặc có ban ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhớp, mạch huyền sáp hoặc mạch vi vô lực.
Phân tích: trúng phong giai đoạn phục hồi di chứng thì khí huyết đã bị tổn thương. Khí hư làm huyết hành vô lực, huyết mạch ứ trệ làm cho liệt nửa người lâu ngày không phục hồi. Khí hư làm khí không hành, huyết ứ làm huyết không nhu dưỡng cân gây nên liệt mềm nửa người, tê bì. Nếu âm họa huyết thiếu, can phong nội động thì sẽ thấy chân tay co cứng, co duỗi khó khăn. Đàm ứ trở trệ xâm nhập kinh lạc gây miệng méo, lưỡi lệch. Khí hư làm thở yếu, ngại nói, ăn kém, tự ra mồ hôi. Khí huyết không đưa lên trên nên thấy sắc mặt ám vàng. Chất lưỡi tím nhợt hoặc ám tím hoặc có ban điểm ứ huyết, mạch huyền sáp là biểu hiện của huyết ứ, mạch tế vô lực là biểu hiện của khí hư.
Pháp điều trị: ích khí hoạt huyết, hóa ứ thông lạc.
Bài thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang.
Hoàng kỳ 120g, Quy vĩ 12g, Xích thược 12g, Địa long 03g, Xuyên khung 10g, Hồng hoa 06g, Đào nhân 06g.
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên thì hoàng kỳ dùng liều cao để đại bổ nguyên khí. Đương quy, xuyên khung, xích thược, đào nhân, hồng hoa để hoạt huyết hóa ứ. Địa long thông kinh hoạt lạc để đạt mục đích chính khí đầy đủ thì huyết tự hành.
Nếu miệng méo, mắt lệch rõ thì gia bạch phụ tử 06g, toàn yết 10g, cương tàm 10g để khứ phong thông lạc.
Nếu phù thũng bên liệt thì gia phục linh 12g, trạch tả 20g, phòng kỷ 12g để lợi thủy thấm thấp.
Nếu chi dưới liệt nặng hơn thì gia quế chi 12g, tang chi 12g để thông lạc.
Nếu chỉ dưới liệt nặng hơn, co rút ngón chân là do can thận hao hư thì gia tang ký sinh 12g, ngưu tất 12g, tục đoạn 15g, đỗ trọng 12g để bổ ích can thận.
Nếu chân và tay co quắp, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, ù tai, chất lưỡi hồng bóng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch huyền là do can dương thượng cang; khi điều trị nên dùng bài Trấn can tức phong thang (ngưu tất, sinh giả thạch, sinh long cốt, sinh mẫu lệ, sinh quy bản, sinh bạch thược, huyền sâm, thiên môn, xuyên luyện tử, sinh mạch nha, nhân trần, cam thảo) để bình can tiềm dương, tức phong thông lạc.
Hải Thượng Lãn Ông (quyển Hành giản trân nhu) điều trị chứng trúng phong liệt nửa người dùng bài Tiểu tục mệnh thang: phòng kỷ 12g, nhục quế 06g, hạnh nhân 06g, hoàng cầm 12g, cam thảo 08g, nhân sâm 06g, xuyên khung 12g, ma hoàng 08g, phụ tử chế 04g, sinh khương 03 lát, đại táo 05 quả. Các vị thuốc này sắc uống, ngày 01 thang.
Viện Y học cổ truyền Quân đội nghiên cứu tác dụng điều trị đột quỵ nhồi máu não giai đoạn phụ hồi dùng bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn và Đào hồng tứ vật cho thấy sau 30 ngày điều trị có giảm độ liệt và ý thức bệnh nhân cải thiện rõ rệt.
Châm cứu: pháp điều trị dùng lưu thông kinh mạch, điều hòa khí huyết. Huyệt dùng: Đại trường du, Vị du, Bàng quang du, Đởm du, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Ngoại quan, Nội quan, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Tam âm giao, Giải khê, Côn lôn. Châm bình bổ bình tả.
2. Nói khó
Lâm sàng: nói khó khăn hoặc không nói được, lưỡi cứng, miệng méo, lưỡi lệch, chảy dãi nhiều, tê bì nửa người, liệt nửa người, chất lưỡi tím, rêu lưỡi nhớp, mạch hoạt.
Phân tích: chứng bệnh này do phong đàm huyết ứ trở trệ ở lưỡi và mạch lạc gây nên. Mạch lưỡi bị trở trệ gây cứng lưỡi, nói khó, nếu nặng thì không nói được. Đàm nhiệt ứ trệ làm khí huyết vận hành không thông thoát gây tê bì và liệt nửa người. Chất lưỡi tím, rêu lưỡi nhớp, mạch hoạt là chứng bệnh của đàm ứ.
Pháp điều trị: khứ phong hóa đàm, tuyên khiếu thông lạc.
Bài thuốc: Giải ngữ đan.
Bạch phụ tử 30g, Thạch xương bồ 30g, Viễn chí 30g, Cam thảo 30g, Thiên ma 30g, Toàn yết 30g, Khương hoạt 30g, Đởm nam tinh 30g, Mộc hương 15g.
Các vị thuốc trên tán nhỏ, hoàn với bột thành viên, uống với nước sắc bạc hà.
Trong bài thuốc trên thì thiên ma, phụ tử, đởm nam tinh có tác dụng khứ phong hóa đàm. Toàn yết, khương hoạt có tác dụng khứ phong thông lạc. Viễn chí, thạch xương bồ, mộc hương có tác dụng hành khí hóa đàm tuyên khiếu. Cam thảo có tác dụng bổ khí hòa trung. Bạc hà có tác dụng tán phong lợi yết.
Bài trên có thể gia đan sâm 20g, hồng hoa 10g, kê huyết đằng 20g để hoạt huyết thông lạc.
Nếu nói khó, hồi hộp, hụt hơi, đau lưng, mỏi gối, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm là do thận âm hư nên tinh khí không đưa được lên trên thì dùng bài Địa hoàng ẩm từ để điều trị.
Hải Thượng Lãn Ông (quyển Hành giản trân nhu) điều trị chứng trúng phong liệt nửa người và nói khó: dầu thầu dầu 500g cho vào nồi đồng, đổ rượu vừa đủ, đun một ngày, sau đó cho uống ít một.
Châm cứu: pháp điều trị là khứ phong ngoan đàm, thông khiếu hoạt lạc. Các huyệt hay dùng: Nội quan, Thông lý, Liên tuyền, Tam âm giao, Á môn, ngoại Kim tân, ngoại Ngọc dịch.
Biện pháp điều trị khác
Liệt mặt: Giáp xa xuyên Địa thương, Nghinh hương xuyên Địa thương, Toản trúc xuyên Tình minh, Dương bạch xuyên Ngư yêu …
Liệt chân tay: phối hợp các nhóm huyệt kinh dương để điều trị.
Xoa bóp và tập vận động cho bệnh nhân.
Xoay chuyển tư thế chống loét điểm tỳ, chống bội nhiễm.
KẾT LUẬN
Đột quỵ não là một chứng bệnh có tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn phế rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến tuổi cao sức yếu, tình chí rối loạn, ăn uống không điều độ, lao động quá sức, khí hậu thay đổi. Bệnh vị trí tại não, có liên quan chặt đến các tạng can, tỳ, thận.
Nguyên nhân bệnh sinh của đột quỵ não liên quan đến các nhân tố phong, hỏa, đàm, khí, hư, ứ làm cho âm dương thất điều, khí huyết nghịch loạn mà phạm vào não. Trên lâm sàng, người thầy thuốc phải căn cứ vào tình trạng bệnh nhân có mất ý thức hay không mà phân ra trúng kinh lạc hay trúng tạng phủ. Trong đó, trúng tạng phủ còn phân biệt bế chứng và thoát chứng.
Bệnh đột quỵ não thuộc bản hư tiêu thực, thượng thịnh hạ hư. Bản hư chủ yếu là can thận âm hư, khí huyết bất túc; tiêu thực chủ yếu là can dương thượng khang, phong hỏa nhiễu loạn, đàm trọc ủng thịnh, huyết ứ trở trệ.
Khi điều trị, người thầy thuốc nên căn cứ vào thể bệnh, thời lỳ bệnh, triệu chứng đặc trưng để đề ra pháp điều trị thích hợp: bình can tức phong, dục âm tiềm dương, thanh nhiệt hóa ứ, thông phủ tiết nhiệt, ích khí hoạt huyết …
Đặc biệt lưu ý phối hợp với y học hiện đại trong chẩn đoán và phối hợp điều trị để nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Thời kỳ phục hồi và thời kỳ di chứng nên phối hợp với châm cứu, xoa bóp, tập vận động để tăng cường phục hồi chức năng.
Bài thuốc mang tính chất tham khảo độc giả không được tự ý bốc thuốc uống. Khi cần nên gặp bác sĩ đông y để được tư vấn và khám bệnh
Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ
THIỆN MINH Y QUÁN – Y Học Cổ Truyền
Địa chỉ: B14/12/9 Cây Cám, Ấp 1B, Vĩnh Lộc B, TPHCM
ĐT & Zalo: 0904 890 895
Email: thienminhyquan88@gmail.com
Webiste: www.thienminhyquan.com