Facebook 08h00 - 20h00 hằng ngày
Zalo 08h00 - 20h00 hằng ngày
Gọi ngay
0904 890 895 08h00 - 20h00 hằng ngày
Home

THUỐC CỐ SÁP

Thuốc cố sáp là những vị thuốc có tác dụng thu liễm cố sáp.

– Thuốc cố sáp thường có vị chua, sáp, tính ôn hoặc bình; chủ yếu nhập kinh phế, kinh tỳ, kinh thận, kinh đại trường.

1.2. Tác dụng

– Cố biểu chỉ hnx.

– Liễm phế chỉ khái, sáp trường chỉ tả.

– Cố tinh sáp niệu, thu liễu chỉ huyết, chỉ đới…

1.3. Phân loại

– Cố biểu chỉ hãn.

– Liễm phế sáp trường.

– Cố tinh sáp niệu.

1.4. Chỉ định

Các chứng tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm, ho lâu ngày, khó thở, đại tiện lỏng, di tinh, hoạt tinh, di niệu, kinh nguyệt ra không cầm.

1.5. Chú ý khi dùng

Thuốc cố sáp, chú yếu có tính thu liễm cố sáp các chứng ho tán nào đó nên dùng để điều trị các chứng hoạt thoát.

– Nguyên nhân căn bản của chứng hoạt thoát là chính khí hư nhược, nên ứng dụng điều trị các thuốc cố sáp vẫn là điều trị bệnh ở phần tiêu (ngọn).  Vì vậy, trên lâm sàng khi ứng dụng nhóm thuốc cố sáp để điều trị thường phối hợp dùng cùng với các thuốc bổ để tiêu bản kiêm trị.

– Nói chung nên căn cứ vào triệu chứng cụ thể, tìm ra nguyên nhân căn bản, dùng thuốc phối hợp thích đáng, tiêu bản kiêm trị mới có thể thu được hiệu quả cao trên lâm sàng.

– Thuốc cô sáp có tính liễm tà khí, vì thể nếu sáp tà chưa được giải trừ, thấp nhiệt gây tiết tả, đới hạ, xuất huyết đều không nên dùng. Tuy vậy có một số thuốc cố sáp có tác dụng thanh thấp nhiệt, giải độc, cho nên cần phân biệt rõ để dùng cho thích đáng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *